Hội nghị Jackson Hole là gì và vì sao nhà đầu tư đang quan tâm quan điểm của Fed ở Jackson Hole?
Trung Quốc: Từ giải cứu bất động sản cho đến hủy niêm yết ở Mỹ - Ai ngoan sẽ có quà - Và một thế giới phân cực, Post-Global Economy
Các hãng tin tài chính lớn từ Bloomberg, FT cho đến CNBC đều đang chạy bài về khả năng phát biểu của cụ Powell ở Jackson Hole sẽ shock thị trường.
Vậy Jackson Hole là gì?
Hiểu nôm na nó là một sự kiện thường niên hàng đầu của giới kinh tế làm chính sách tiền tệ.
Thường nhiều năm trước Jackson Hole không phải là một sự kiện gây tiếng vang với toàn thị trường, ngoại trừ giới kinh tế quan tâm tới chính sách tiền tệ dài hạn và nhiều vấn đề học thuật hơn là thực tiễn.
Năm ngoái Jackson Hole quan trọng vì người ta muốn đoán đường lối của Fed, xem đánh giá của Fed về lạm phát (với phát biểu kinh điển sai 100% của bác chủ tịch Fed - so về hiện tại, chứ lúc đó thì thánh nào mà biết đúng hay sai) và khi nào Fed bắt đầu thắt tiền tệ, tăng lãi suất.
Hội nghị năm nay thì thị trường muốn xem quan điểm của Fed về suy thoái - định hướng lãi suất sắp tới.
Đây là nội dung Jackson Hole năm ngoái. Bạn thấy đó, không phải là thứ mà phần lớn dân làm trong giới đầu tư thật sự quan tâm. Họ chỉ quan tâm quan điểm chỉ đạo chung thôi, các vấn đề kỹ thuật thì chỉ vài chục nghìn người trong tổng số mấy tỷ dân địa cầu này thật sự hiểu chút chút (xưa có 1 bạn ước tính với mình là khoảng 0,004% - lấy số macro-economist + professional macro-forecaster trong các survey chính chia cho tổng số dân địa cầu khi đó).
Túm lại, mình thường xem Jackson Hole là một cơ hội học tập kiến thức mới, còn mình xem Fed talk trong Jackson Hole là noise, vì Fed phải rào trước đón sau rất nhiều thứ, và Jackson Hole là wrong timing all the time (mùa hè, data chưa đủ, đưa quan điểm chính sách gì cũng có nguy cơ quay xe ngay 1 tháng sau đó).
Túm lại, với nhà đầu tư dài hạn, Jackson Hole là noise. Với trader, thì chỉ cần cho con bot chạy nắm tin rồi trade theo, không cần thật sự biết Jackson Hole nói gì. Chỉ có dân cần viết bài bình luận hay đi dạy thì nên đọc cho biết các bô lão nói gì.
Các bạn nếu thích nhận các bài đọc cuối tuần như thế này thì có thể đăng ký ở đây nha.
Một bài khá hay về một số câu chuyện bếp núc của Three Arrow Capital - quỹ lừng danh với anh em crypto
Với dân ngoại đạo thì nên đọc bài này để hiểu đơn giản về thế giới finance hậu trường của crypto. Nó thật ra không khác với stock hay bất động sản đâu.
Around that time, there were signs that Three Arrows was hitting a cash crunch. When lenders asked for collateral for the fund’s margin trades, it often came back pledging its equity in Deribit — a private company — instead of an easily salable asset like bitcoin. Such illiquid assets aren’t ideal collateral. But there was another snag: Three Arrows owned the Deribit stake with other investors, who refused to sign off on using their shares as collateral. 3AC, apparently, was attempting to pledge assets it didn’t have the rights to — and was trying to do so repeatedly, offering the same shares to various institutions, particularly after bitcoin started falling in late 2021.
“It became clear that they were insolvent but were continuing to borrow, which really just looks like a classic Ponzi scheme,” says Kasselman. “Comparisons between them and Bernie Madoff are not far off.”
Có bạn sẽ hỏi vì sao những cái chuyện tào lao như vậy mà mấy chỗ cho vay vẫn tiếp tục cho mấy thánh này vay tiền chơi tiếp trước khi sập. Câu trả lời cũng đơn giản, thánh này sập thì thị trường crypto có nguy cơ sập, nên cũng nhắm mắt đưa chân.
Như ngày xưa các bank cho HAG vay thôi đó mà.
Giải trí cuối tuần - Các thánh trẻ tuổi của nước Anh coi Tiktok nhiều hơn coi TV.
Dự đoán về hệ quả của tui với giới đầu tư
Đầu tư ăn liền (instant investing) qua mấy app bấm cái mua liền + Tiktok tipping = Meme investing.
Excellent! Các thánh “value investing” cần phải adapt to this world. Theo mình ai làm value investing thật sự thì nên bỏ social media. Mình được đào tạo bài bản từ lò quant-based value investing nhưng mình nhạc nào cũng nhảy, đã gia nhập tà đạo từ hơn 15 năm nay.
Điểm đáng chú ý khác là Tiktok là nơi tin giả lan tràn và có thể có tác động rất mạnh. Ví dụ đối với bầu cử Đức Broken Promises: TikTok and the German Election
Mình phát hiện đang tồn tại một thế giới mà người ta chịu tin bà bạn, bà hàng xóm hơn là media chính thống, mà bà bạn, bà hàng xóm nhiều khi coi thông tin qua Tiktok. Great World.
Sự chuyển biến của một thế giới: Sự lên ngôi của hệ thống chấm điểm năng suất nhân viên - The Rise of the Worker Productivity Score
Xu thế nâng cao năng suất bằng cách dùng bot theo dõi nhân viên 24/24, theo từng giây luôn. Đây là một lý do để vợ chồng mình cày như điên mấy năm qua, để khi cần là sáng ký cái đơn xin nghỉ một phát một. Một vài quote thú vị (chỉ là quote khác nhau, không theo thứ tự hay liền mạch).
Across industries and incomes, more employees are being tracked, recorded and ranked.
“We’re in this era of measurement but we don’t know what we should be measuring,” said Ryan Fuller, former vice president for workplace intelligence at Microsoft.
Some employers are making a trade: “If we’re going to give up on bringing people back to the office, we’re not going to give up on managing productivity,” said Paul Wartenberg, who installs monitoring systems for clients including accounting firms and hospitals.
While the tracker was on, “you couldn’t choose those bathroom or coffee moments — you just had to wing it,” she said.
Two years after helping to build WorkSmart, Mr. Mazzoli started using it. He became awash in anxiety and doubtful about its accuracy. “Some days you were just moving the cursor around just for the sake of it,” he said. The tool was powerful but dangerous, he concluded. (He left the company a year later.)
Once, he said, a manager asked why his score had dropped during a particular 10-minute increment. “Sometimes I have to use the bathroom,” he replied.
In interviews and written submissions to The Times, workers across a variety of jobs — pharmaceutical assistants, insurance underwriters, employees of e-commerce companies — also said productivity pressure had led to problems with bathroom breaks.
Trung Quốc: Từ giải cứu bất động sản cho đến hủy niêm yết ở Mỹ - Ai ngoan sẽ có quà
Lần này là dùng chiêu làm nhà đảm bảo cho nhà phát triển bán bond: Regulator Moves to Help Struggling Private Developers with Bond Guarantee
Có thể thấy một sự phân cực về chính sách trong đảm bảo giải cứu bất động sản ở TQ. Số có quan hệ thân hữu, thực tế là có vốn nhà nước, đang được rất nhiều ưu đãi qua những chính sách hỗ trợ này, từ quỹ chính quyền, làm nhà đảm bảo cho phát hành bond, v.v.
Câu chuyện về hủy niêm yết của 5 doanh nghiệp có vốn Nhà nước Trung Quốc ở Mỹ
If both sides fail to come to terms, more delistings of Chinese companies may follow, accelerating the economic decoupling between the U.S. and China.
Ở Trung Quốc hiện tại đang nổi lên một theme là ai thể hiện trung thành với quan điểm của Đảng và Nhà nước sẽ nhận được hỗ trợ nhiều từ tech, bất động sản, cho đến ngân hàng, bảo hiểm, khai thác tài nguyên.
Cho nên không có gì ngạc nhiên khi các ông lớn tech TQ chia sẻ thông tin về thuật toán với chính phủ.
Cách hành xử của Trung Quốc như vậy nhiều khả năng sẽ khiến thế giới phân cực sâu sắc hơn và làm cho tiến trình toàn cầu hóa chững lại. Project Syndicate có một chuỗi bình luận về hàm ý của tiến trình này - gọi là Post-Global Economy
Chuyện người giàu thị trường cổ phiếu Mỹ quan tâm tuần qua: Quánh thuế buyback thì công ty còn buyback không? Trả lời là Các anh không sợ nhé. Why the 1 Percent Buyback Tax Doesn’t Scare Investors
Câu chuyện thị trường bất động sản là minh chứng rõ ràng nhất: anh quất bao nhiêu % thuế trên cái profit tui cũng không sợ, vì phần lớn là tui tay không bắt giặc, 1% cũng là money from very little risk chừng nào mà cái nhạc “cho vay nữa, vay mãi” còn bật. Tắt cái nhạc đó đi cái là tắt đài liền. Nên dùng thuế là sai công cụ, phải cắt tín dụng. Nhưng cắt tín dụng thì có rủi ro là không biết cắt nhiêu là đủ, cắt quá tay là sập như China ngay.
Các bạn nếu thích nhận các bài đọc cuối tuần như thế này thì có thể đăng ký ở đây nha.