Kẹt xe, ý thức và lằn ranh màu trắng
Câu chuyện kẹt xe ở TP.HCM bỗng nhiên xuất hiện trong gần 10 cuộc họp online của mình tuần này, bất kỳ ai từ dân IT, investment, marketing tới giảng viên đại học đều kể đủ câu chuyện bi hài về những mẩu chuyện khi kẹt xe. Khéo mà ai rảnh ngồi thu thập viết lại thì ra luôn một tập sách. Báo Dân Trí lên cái tít cũng rất thú vị Người dân TPHCM than trời vì kẹt xe cả ngày lẫn đêm
Đợt về TP.HCM hồi tháng 10 vừa qua có một đợt hẹn gặp, mình đã đi sớm rồi vì sợ kẹt xe, mà cuối cùng đến trễ tận 20 phút, tính ra là so với dự kiến của mình là trễ 45 phút. Trong đó 30 phút là gần như đứng yên trên đường Hoàng Diệu ở Q4.
Nói vậy để thấy, kẹt xe đã là đặc sản của dân TP.HCM. Họ sẽ không đột nhiên kêu ca nếu như nó không đột nhiên trở nên “cứng ngắc”. Có đứa bạn mình bảo là bình thường bị kẹt trên đường Nguyễn Tất Thành 30 phút, mà giờ hơn 1 tiếng. Đó là một ước tính đơn giản để cho thấy ở một số chốt giao thông chính, kẹt xe đã x2.
Theo mình đây là một thí nghiệm chính sách thú vị. Bởi vì từ lâu nay có 2 luồng quan điểm.
Một, là nhờ cái cách hoạt động ít tuân thủ qui định, “nhìn nhau mà chạy” của người dân, mà tìm được cách thoát không ít điểm nóng kẹt xe, như leo lề, quay đầu ngược chiều, tự ý vượt đèn ở những chốt giao thông mà đèn đường không hoạt động .v.v Đây là một dạng bảo như kiểu chaos theory hoạt động trong giao thông ở Việt Nam.
Mình từng cười khi nhìn thấy cái này, nhưng về mặt lý luận, nó hình thành một có luật bất thành văn có hiệu quả cho người tham gia giao thông ở Việt Nam.
Vietnam Traffic Survival Guide
The Vietnamese drive on the right, or the left, or on the sidewalk. In fact pretty much anywhere the mood takes them.
Walk with purpose as though YOU own the road and have right of way (which of course you clearly don’t!)
Look constantly around you, engage the eyes of the drivers around you – always nice to see those who are about to run you over! (N.B. This assumes that they are not texting at the time (see point 9 below)
Never stop, hesitate or deviate from your chosen path under any circumstances – it will totally confuse people and add to the chaos.
Sounding of horns means “I am coming through regardless”. It is also done because, well, just because they like sounding their horns.
If you see a bus or truck coming towards you run like hell – they WILL run you down!
Sidewalks are for parking motorbikes. Pedestrians should walk in the street with the rest of the traffic.
Common-sense would dictate that you walk on the road facing the traffic? WRONG! The Vietnamese way is to walk on the same side as the flow of traffic. Probably so you cannot see what is about to hit you. i.e. fewer witnesses!
Texting or smoking whilst riding a motorbike and carrying is compulsory.
When turning at a crossroads bikes will simply cut the corner on the wrong side of the road or pavement. Obviously, this is the safest way as it cuts down the distance travelled.
Driving or riding on the wrong side of the road is perfectly acceptable if you are only going a short distance (say less than 400m) or are in a hurry, or there is a lot of traffic on the correct side of the road.
Keep calm. As a foreigner, if you get hit, don’t get angry. It is entirely your fault. If you had stayed in your own country, there would not have been an accident.
Quan điểm thứ hai, là ý thức của người dân tham gia giao thông chính là cái gây ra kẹt xe. Ví dụ: Kẹt xe do ý thức hay tại vòng xoay? hoặc 'Ý thức tài xế ôtô chẳng hơn gì người đi xe máy', và có bài báo chốt hạ 'Kẹt' ý thức, đường khó thông
Cả hai luồng quan điểm theo mình đều có lý. Nhưng lại khó phân định được tác động nào lớn hơn.
Sự kiện phạt nặng các vi phạm tham gia giao thông lần này là một thí nghiệm thú vị, vì nó phân định được là khi chúng ta hạ được vấn đề vi phạm luật giao thông, không cho bà con thích làm gì thì làm nữa, tức là hạ cái chaotic trong chấp hành luật, và phần nào là xử lý rất nhiều trường hợp được cho là do ý thức gây ra như bên dưới thì rõ ràng thấy ngay là tác động của chaos theory là nó có work giải quyết một số vấn đề của kẹt xe thật.
Thật vậy, tôi đã chứng kiến cảnh tượng giữa hàng trăm ô tô đang nối đuôi nhích từng chút một trước khu vực phà Cát Lái dịp lễ vừa qua, thay vì đi tới chỗ đèn đỏ để qua đường, một nam thanh niên đầu không đội mũ bảo hiểm đi xe máy vô tư chạy tắt ngang đường dành cho xe hơi.
Theo mình, trong một xã hội thì không nên dựa vào chaos theory như vậy vì nó có nhiều biến thể nằm ngoài kiểm soát của xã hội và chính phủ dù tính hiệu quả có thể giúp giải quyết một số vấn đề.
Thay vào đó, là tìm cách hạn chế những bất cập. Ví dụ, từ những áp dụng, đã xác định được một số vấn đề, ví dụ chuyện không cho rẽ phải khi đèn đỏ.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đặc thù các đường ở thành phố có mật độ xe rất lớn, một số thời điểm xe tập trung đông, chờ đèn đỏ kéo dài. Do đó, đơn vị phối hợp các bên liên quan khảo sát và kiến nghị Sở Giao thông Vận tải tổ chức giao thông phù hợp, bao gồm gắn biển cho xe rẽ phải khi đèn đỏ để giảm ùn tắc.
…
Nói chung, nói sao đi nữa, TP.HCM quá tải là sự thật trên nhiều loại thước đo. Và vì vậy ai nói giá BĐS TP.HCM giảm được thì mình chỉ cười vì 2 yếu tố là cầu và cung đều không thể tác động theo hướng nào để kéo cầu xuống mà cung lên được. Vì dân đông vậy chiếm từng miếng đất, mà phải là nơi thuận lợi để đi kiếm cơm, với tốc độ hoàn thành công việc ở mức độ bị đòi hỏi cao của cả nước thì làm sao.
TP HCM đang có hơn 10 triệu dân cùng mật độ giao thông xếp đầu cả nước. Thống kê đến cuối năm 2024, thành phố quản lý hơn 9,5 triệu xe các loại, trong đó hơn một triệu ôtô, gần 8,5 triệu xe máy, chưa tính xe vãng lai từ nơi khác. Trong khi đó, mật độ đường giao thông ở thành phố hiện chỉ đạt khoảng 2,44 km mỗi km2, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 10-13 km mỗi km2 khiến nhiều đường trở nên quá tải.
Giãn dân, giãn giao thông, bớt sức ép bất động sản, bớt đủ loại sức ép là ước mơ. Còn làm sao làm được thì nói mấy chục năm nay rồi nhưng có làm được đâu? Nói đơn giản là nếu về quê mà làm thu nhập sống được, nhiều việc làm, y tế, giáo dục tốt như ở TP.HCM thì người ta về cả rồi.
Trở lại câu chuyện kẹt xe ở TP.HCM, mình kể lại một góc nhìn để ủng hộ quan điểm phải làm chặt chuyện phạt vi phạm giao thông ở Việt Nam. Số là co-author thân thiết của mình được mời làm một trong các key speaker của một event gồm nhiều editor nước ngoài ở Hà Nội hồi tháng 12. Bác về bác kể mình là bác từng đứng ở một ngã tư ở Hà Nội mà không dám qua đường suốt gần 30 phút vì không có xe nào chịu dừng ở vạch trắng sang đường, ngay cả khi đèn đỏ vẫn có vài chiếc xe chạy qua nên bác ngại. Sau đó có một bác bán hàng gần đó không nói được tiếng Anh ra hiệu để dẫn bác qua đường. Bác thấy vừa thú vị vừa hơi xấu hổ khi mà một người hơn 50 phải nhờ một bác chắc phải O60 dẫn qua đường.
Cái chuyện “lằn ranh màu trắng” đó nó tồn tại rất nhiều lần và chính mình một lần trên một quán cà phê ở đường Phạm Ngọc Thạch mình đã làm tương tự là đi ra để dẫn một cặp khách Tây băng qua đường vì mình nhìn cái sự lơ ngơ của họ là biết họ sẽ đứng đó cả tiếng nếu cứ chờ xe dừng ở vạch trắng cho người qua đường, bất kể là có hay không có đèn. Cái khúc đường đó từ hồi mình đi học ở đại học kinh tế nó đã như vậy rồi, ai dừng là bị chửi.
Vì vậy, trong câu chuyện lần này, mình ủng hộ chuyện làm mạnh tay phạt giao thông để mấy cái lằn ranh màu trắng đó được thiết lập lại, để người ta bớt dám đạp ranh giới. Còn những bất cập xưa nay không được sửa chữa ví dụ như chuyện đèn đỏ hư, sự bất cập của qui định không được rẽ phải ở TP.HCM.
Là một người sống hơn 20 năm ở TP.HCM, mình nghĩ người nào ra qui định đó chắc không bao giờ lái xe hay bị kẹt xe giữa trời nắng gần 40 độ ở TP.HCM!, hoặc vì đang nhịp chân ngồi trong một chiếc xe hơi xịn, thờ ơ nhìn những thị dân vất vả xung quanh. Thế nhưng người ta không phản đối những qui định vô lý và vô cảm như vậy là vì người ta nhờ cái chaos theory mà hoạt động. Chúng ta nên dừng cái đó lại và mở ra nhiều con đường để bắt những ai tạo ra những qui định tào lao phải trả giá.
Accountability (chịu trách nhiệm về quyết định của mình) đến tận những người soạn thảo, ra qui định, thực hiện thì bà con bớt ngồi nghĩ ra những cái tào lao. Cứ cuối năm công bố tên những ai liên quan đến các qui định nào, soạn thảo nào cho minh bạch, để mai mốt cái này bị phản đối nhiều thì dân nhớ, dân biết, mai mốt còn có mấy con AI nó nhắc nữa, thì hi vọng bớt mấy chuyện đó.
Mình luôn là người phản đối cái chuyện quá nhiều qui định, qui tắc. Nhưng trong chuyện lần này, thì mình nghĩ cần tôn trọng qui định về giao thông.
Market tuần qua: trái phiếu toàn cầu bị bán tháo, bond yield tăng mạnh
Bond yield tuần qua toàn cầu tăng tùm lum, từ Anh, Mỹ đến cả Đức, Pháp. Khi bond yield tăng thì nhìn chung là stock market volatility tăng và thường là kéo hàng giảm giá vì nó đánh vào dòng long-duration mạnh, cũng như làm tăng chi phí vay nợ quánh hàng.
Vì sao bond yield tăng? Bà con thì đưa ra lý giải là do:
(1) Bà con sợ lạm phát, với trường hợp của Mỹ thì ngay cả thống đốc Fed cũng phán thẳng là “tui sợ lạm phát sẽ tăng vì chính sách của ông Trump”. Quan điểm của Fed được khẳng định thêm bởi số liệu điều tra về kỳ vọng người tiêu dùng về lạm phát tăng lên cao nhất từ 2008. Nhưng mà nên lưu ý mấy vị trả lời điều tra này không phải chuyên gia về lạm phát.
(2) Thị trường điều chỉnh kỳ vọng về số lần Fed sẽ cắt lãi suất năm 2025. Theo mình đây là nguyên nhân chính, vì trước đây bà con kỳ vọng quá nhiều rate cut, nay thì nhiều khả năng sẽ ít hơn nhiều. Nên phải điều chỉnh position, bán hàng trái phiếu tích lũy nhiều hơn new scenario ra là đương nhiên.
Tóm lại, tình hình chung là lạm phát toàn cầu có thể “lỳ lợm” hơn kỳ vọng và Fed sẽ cắt lãi suất ít hơn là 2 nhân tố chính kéo yield thị trường tuần qua. Mình nghĩ market đã phản ứng hơi quá và trong nửa 2025 thì yield phải đi xuống.
Vì lý do đó, mình không thấy có panic market selling ở Mỹ.
Nếu bạn chỉ nhìn vào diễn biến sau khi bond yield bay lung tung thì có vẻ hoảng loạn.
Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào dòng tiền ETF di chuyển và weekly flows, bạn không thấy sự hoảng loạn. Có thể sẽ có đảo chiều dòng tiền trong tuần sau, nhưng mình không thấy dấu hiệu hoảng loạn.
Mình có nói với mấy đứa bạn là cái thị trường này nên là kinh điển về một thị trường dòng tiền vào mạnh nó như thế nào, bao nhiêu là câu chuyện hit nó liên tục trong 15 ngày qua mà nó vẫn đứng yên, vững vàng.
Song song đó, mình nghĩ thị trường bond nó bình tĩnh nhiều hơn mọi người nghĩ vì asset swap spreads tăng không lớn lắm. Vì vậy, mình không có cái view là thị trường nên panic với bond yield rise tuần rồi.
Trong khi đó bond yield của China tiếp tục vẫn đang down trend. Tình hình này thì đồng CNY sẽ chịu sức ép.
Ở một nơi khác, ông Châu Á này thì te tua theo cách riêng của ổng, chứ mình không nghĩ do bond yield gì cả. Mình tin rằng nó khẳng định lại view của mình lâu nay, là ở Việt Nam, chính sách về chứng khoán bị bỏ rơi. Nên ngay cả với kỳ vọng tăng trưởng cao hơn, người ta thà đập tiền vào cái khác chứ không phải cổ phiếu.
Một Số Bài Đọc Mình Giới Thiệu Tuần Này
Chủ đề AI
Những "điệp viên" AI (Bài viết của mình trên Dân Trí) Từ những người đồng hành tuyệt vời … biến thành điệp viên xấu xa
Thực tế, trong vài năm qua, Internet đã tràn ngập nội dung chất lượng thấp do AI tạo, đăng tải khắp nơi để câu tương tác. Giới phân tích có hẳn từ riêng để gọi dạng nội dung này - slop (tương tự như spam để chỉ thư rác). Slop là nội dung (cả văn bản và hình ảnh) chất lượng thấp, do AI tạo với mục đích chính là thu hút doanh thu quảng cáo và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
AI có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn là chuyện còn xa, chứ trước mắt phải lo chặn nội dung tào lao do chúng tạo. Phong trào "mạng xã hội vì xã hội" cũng sẽ khó tiến xa nếu những bot AI không có nhân tính và cảm xúc xuất hiện khắp mọi nơi.
Động cơ kinh tế và vi phạm giao thông
Phát hiện của Makowsky về tương quan giữa tần suất phạt vi phạm giao thông với ngân sách địa phương đặc biệt thể hiện rõ ở Trung Quốc.
Báo Nhật Bản Nikkei Asia 27-8-2024 cho biết nhà chức trách các địa phương Trung Quốc đã tăng gấp đôi thu nhập từ các khoản phạt so với 10 năm trước, trong nỗ lực bù đắp cho sự sụt giảm các nguồn thu khác. Cụ thể, thu nhập từ tiền phạt các loại năm 2022 ở Trung Quốc tổng cộng là 368,7 tỉ nhân dân tệ (51,8 tỉ đô la), so với 161,3 tỉ tệ vào năm 2013, theo số liệu chính thức của Quốc vụ viện Trung Quốc. (Năm 2023 ước tính là khoảng 380 tỉ tệ nữa).
Du lịch 2025: Ngán đi nhóm, chuộng một mình
Một khảo sát năm 2024 của Ngân hàng American Express nhận định du lịch cá nhân là xu hướng lớn trong giới trẻ, vì "những chuyến đi cá nhân dễ dàng lên kế hoạch hơn và cho phép du khách theo đuổi sở thích riêng mà không phải thỏa hiệp với nhóm".
Đa số nhận định của người trong ngành đều nhấn mạnh yếu tố không muốn phụ thuộc vào cả nhóm. Quả vậy, các chuyến du lịch nhóm - dù bắt đầu với tinh thần hừng hực khí thế kèm kế hoạch lý tưởng có sự đồng thuận gần như tuyệt đối từ các thành viên - lại thường có "tính năng tặng kèm" mà không ai muốn nhận: chuyến đi kết thúc là tình bạn cũng chấm dứt.
Một số chart hay trong tuần
Supply chain stress tăng lại → chi phí sẽ tăng
Thị trường việc làm Mỹ mạnh hơn dự đoán
Bản đồ đầu tư chip toàn cầu
Key topic trong tuần - Liệu Trung Quốc có rơi vào tình trạng như Nhật Bản trước đây?
Bạn nào chưa đăng ký Đọc Chậm thì có thể đăng ký ở đây nha, miễn phí :).