Trong dịp cuối tuần rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp và các bạn truyền thông đều muốn mình làm một cái view ngắn về các gói kích thích kinh tế tiếp theo của Trung Quốc công bố trong ngày Thứ Bảy.
Nhưng theo mình trước tiên cần lùi lại một bước đặt câu hỏi, “Vì sao Trung Quốc phải liên tục tăng cường các gói hỗ trợ kinh tế lúc này?” Theo mình, là do fundamentals của kinh tế Trung Quốc xấu đi quá nhanh chóng và đã chạm vào túi tiền của chính quyền địa phương, quỹ lương hưu và ngân hàng ở Trung Quốc. Hệ thống tài chính công và tư đều bị đe dọa, nên Trung Quốc phải reverse nó. Tất nhiên, còn là một nỗi sợ sẽ biến thành Nhật Bản thứ hai nữa (Nhật đã rất thành công dọa các nước sợ chết khiếp khi nghe mình sẽ có thập kỷ mất mát như Nhật!).
Trong tuần trước mình có bài này trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần chỉ ra vấn đề cốt lõi sâu xa của kinh tế Trung Quốc: Trẻ Thất Nghiệp, Già Lo Âu.
Trẻ Thất Nghiệp, Già Lo Âu
Thất nghiệp trong giới trẻ ở Trung Quốc tháng 8-2024 tăng lên 18,8%, theo số liệu từ Cục Thống kê quốc gia. Giới trẻ được định nghĩa là người trong độ tuổi 16-24, đang tìm việc làm và không tính số đang học phổ thông hay đại học; số đang không muốn tìm việc nữa cũng không nằm trong thống kê này. Nghĩa là số thật sự không có việc làm có thể còn lớn hơn.
Những câu chuyện trên mạng xã hội và truyền thông Trung Quốc sinh động hơn những con số này rất nhiều. Chẳng hạn như câu chuyện của He Ajun trên Reuters. Sau khi thôi làm gia sư vào tháng 8-2023 khi có lệnh cấm ngặt với hoạt động dạy thêm tư nhân, He chuyển sang làm vlogger.
32 tuổi, đang sống tại Quảng Châu, cô đã thu hút 8.400 người theo dõi với kênh đưa ra lời khuyên về nghề nghiệp, kể lại hành trình vượt qua tình trạng thất nghiệp kéo dài của chính mình. "Thất nghiệp ở tuổi 31, không đạt được thành tựu gì trong đời", cô đăng trên mạng xã hội vào tháng 12-2023. He hiện kiếm được khoảng 5.000 nhân dân tệ (700 USD) mỗi tháng qua quảng cáo trên vlog, chỉnh sửa nội dung, tư vấn riêng và bán đồ thủ công tại các quầy hàng trên đường phố.
…
Tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc tăng cao còn gắn liền với xu hướng khá kỳ lạ ở nước này vài năm gần đây: Nhiều thanh niên trẻ tuổi muốn nhanh chóng thoát cảnh áp lực cơm áo gạo tiền, muốn bị sa thải để nhận trợ cấp thôi việc. Theo SCMP, nhiều thanh niên nhận khoản trợ cấp thôi việc và một tháng lương, thường được gọi là "món quà sa thải" rồi đi du lịch.
Lối sống "chill chill" như vậy không còn hiếm. Không ít người trẻ Trung Quốc theo đuổi lối sống "thảng bình", có nghĩa là "nằm thẳng", lối sống mặc kệ đời thay vì nỗ lực cống hiến và kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Giới trẻ từ chối kết hôn, không lập gia đình, không làm thêm và không làm việc văn phòng để tránh áp lực. Nghe có vẻ giống một bộ phận giới trẻ Nhật Bản trong quá khứ. Cũng vì vậy, có người lo ngại Trung Quốc đang bị "Nhật Bản hóa", hàm ý là đang đi vào một thập niên mất mát như Nhật trước đây.
…
Vào giữa tháng 6, chính quyền Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu tới năm năm. Theo đó, lao động nam giới ở nước này sẽ nghỉ hưu ở tuổi 63 thay vì 60. Lao động nữ nói chung sẽ nghỉ hưu vào năm 55 thay vì 50 tuổi, trong khi những người ở cấp quản lý sẽ nghỉ hưu ở tuổi 58 thay vì 55.
Alfred Wu - phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore - tin rằng Trung Quốc đã bỏ qua cơ hội vàng để tăng tuổi hưu trước khi dịch Covid-19 diễn ra, khi "cơ hội việc làm rất nhiều, nền kinh tế đang trên đà phát triển và mọi người đều hạnh phúc". Thời điểm này thì lại khác. Tờ SCMP mô tả phản ứng của dân Trung Quốc với quyết định tăng tuổi nghỉ hưu là "không ai vui với quyết định này cả".
Sự lo lắng và bất an với tình hình thị trường việc làm đóng vai trò quan trọng. SCMP kể câu chuyện của Clytie Chen, 26 tuổi, vừa mất việc ở một hãng sản xuất ô tô vào tháng 7 và quyết định chuyển về quê Nam Kinh.
"Ai biết được liệu tôi có mất việc lần nữa khi 35 tuổi hay không - Chen nói - Và khi tôi sắp nghỉ hưu, lúc đó tuổi hưu có thể đã là 65 hoặc 70. Tôi không biết khi nào mình mới có thể nghỉ hưu".
Bất bình đẳng trong lương hưu chính là một vấn đề nhạy cảm khác với chính quyền. Tại thành phố Quảng Châu, một quan chức 60 tuổi cho biết họ đã được yêu cầu không bình luận về sự thay đổi này để tránh làm tăng thêm bất mãn về khoảng cách giữa phúc lợi hưu trí của khu vực công và tư nhân, cũng như giữa các thế hệ.
Công chức và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước trong nhiều năm đã được hưởng chế độ lương hưu hào phóng hơn so với nhân viên khu vực tư nhân.
Trong khi đó, ngay trong khu vực công, một quan chức khác ở Thượng Hải đã "chuẩn bị tinh thần" nhưng cho rằng thật không công bằng khi thế hệ của ông nhận lương hưu thấp hơn những người tiền nhiệm. "Chúng tôi sẽ làm việc lâu hơn và nhận được ít hơn nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác".
Nói cách khác, người già sẽ chiếm chỗ của người trẻ lâu hơn và dài hơn trong hệ thống nhà nước, nơi mà nhiều người trẻ đang hướng sang tìm cơ hội, khi lĩnh vực tư nhân tuyển dụng chậm lại vì tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng.
…
Điều mà tôi băn khoăn khi đọc những bình luận này là Việt Nam liệu có phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ và câu chuyện về tuổi nghỉ hưu và quỹ lương hưu phức tạp như ở Trung Quốc trong thời gian tới hay không?
Các bạn có thể đọc tiếp toàn bài ở đây: Trung Quốc: trẻ thất nghiệp, già lo âu
Gói kích thích tài khóa vừa công bố của Trung Quốc
Vì tình hình như vậy, và với nỗi lo là gói kích thích tiền tệ chưa “đủ đô”, Trung Quốc quyết định tung ra luôn gói kích thích tài khóa mà dân tình kỳ vọng có thể lên đến 283 tỷ đô.
Tuy nhiên, khi Bộ tài chính công bố hôm nay, thì không có một cam kết cụ thể mà nhắm vào công cụ và giải thích cơ chế.
(1) Thứ nhất, công cụ là cho địa phương phát hành trái phiếu đặc biệt, và sử dụng chính sách thuế để “làm thị trường bất động sản dừng giảm”. Chính quyền địa phương được sử dụng nguồn tiền từ bán trái phiếu đặc biệt và một số quỹ đặc biệt, cũng như một số loại thuế để mua lại đất đã mua nhưng không thể phát triển, hoặc các căn hộ xây rồi mà bán khôn ra từ các nhà đầu tư phát triển (một số đông vỡ nợ mất tiêu rồi).
Tools including local government special-purpose bonds (SPBs), special funds and tax policies will be used in tandem to arrest the slide in the real estate market, Lan said.
The central government will allow local authorities to tap their SPB proceeds, mainly used for funding government projects, to buy back undeveloped land from developers, according to Liao Min, a vice finance minister. In some regions, SPB proceeds can also be used to increase the reserve of land for sale, Liao said.
In China, all land in urban areas is owned by the state. The sale of land-use rights to developers has been a key source of revenue for local governments, but such sales have been under pressure since the country’s property market began to slump in 2021.
…
The measures announced Saturday can reduce the amount of idle land, balance supply and demand in the land market, and alleviate the liquidity and debt pressures on local governments and property developers, Liao said.
Another new measure will involve allowing local authorities to use SPB proceeds and funds from an existing affordable housing program to buy unsold housing units, according to Liao. The units will be used to supply affordable housing.
Anh em follow Chinese policies lâu năm thì biết đây là đề xuất từ đầu 2023, chính quyền trung ương kiên quyết tránh làm vì chạm vào điểm nhạy cảm của hệ thống. Nên đây là một bước quay xe nữa. Tuy nhiên, như mình bình ở dưới, câu chuyện đã thay đổi và thách thức hiệu quả chính sách.
(2) Vấn đề thứ hai, theo mình cực kỳ quan trọng là tiếp tục tìm cách xử lý tảng băng chìm “nợ ẩn” của chính quyền địa phương China. Hiểu nôm na là công khai cho đảo nợ và xử lý nợ, chấp nhận mang những khoản nợ ẩn đó “ra ánh sáng”. Có thừa nhận vấn đề mới xử lý được.
Last year, the central government rolled out a package of measures for localities to resolve their hidden debts. One of the main tools was a special type of bond that local governments can issue for paying off implicit debts, essentially bringing them onto the books. Earlier this year, the central government also started allowing local governments to issue new SPBs to repay these hidden debts.
At the press briefing, Lan said that the central government had allowed local governments to use bond quotas of 1.2 trillion yuan ($170 billion) and more than 2.2 trillion yuan in 2024 and 2023, respectively, to resolve hidden debt and pay overdue arrears to businesses.
Hiểu nôm na giải pháp này là tiếp tục mở cơ chế để địa phương tự xử lý nợ. Trước đây họ giấu nợ, nên xử lý không dễ, và không có công cụ công khai giải quyết. Giờ cho anh “tự thú trước bình minh” con số nợ thật rồi tìm đường xử lý.
Bộ Tài chính lưu ý là đây chỉ là chính sách “làm một lần rồi thôi”, nên ai có gì thì khai hết đi, Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ.
He added that the central government will step up support for local governments to deal with their debts by expanding the quota for swapping off-the-books for on-the-books debt. This will be a one-time expansion of a “relatively large scale,” the minister said, noting that it can free up more energy and fiscal resources for local governments to develop their economies and improve the welfare of residents.
(3) Bộ Tài chính bơm tiền cho ngân hàng thương mại Nhà nước để tăng an toàn vốn. Do công khai thừa nhận nợ ẩn của chính quyền địa phương và vấn đề của thị trường BĐS, tất yếu những khoản nợ ẩn của bank cũng lộ ra (hay chưa!).
The Ministry of Finance (MOF) also pledged to issue special treasury bonds to help major state-owned commercial banks supplement their core capital.
Tham khảo
China Unveils Fiscal Stimulus Targeting Property Market, Local Government Debt
Four Things to Know About PBOC’s New Swap Facility to Boost Stocks
Implications of China’s New Monetary-Fiscal Coordination
China’s Stimulus Bomb Sparks Optimism, but Economy May Still Struggle
China’s Holiday House Sales Surge Met by Cautious Optimism
Liệu các chính sách này có hiệu quả?
Đây là tranh luận lớn của giới phân tích.
Mình nghiêng về view của cụ này ở độ thực dụng: “Chính phủ Trung Quốc hoảng hốt rồi, mua hàng đi bây ơi”. Cụ cho rằng chính sách chưa chắc phát huy tác dụng lâu dài, nhưng đủ để kích tâm lý giới đầu tư chứng khoán và nhà trong ngắn hạn. Vậy là đủ cho bà con chơi hàng.
Mình vẫn cho rằng vấn đề của China nằm ở fundamentals như đầu bài chỉ ra, và chính quyền vẫn từ chối thừa nhận phải để nền kinh tế “chạy loạn xạ” thì nó mới tạo ra những công ăn việc làm qui mô lớn trong nền kinh tế. Bóp lại những sáng tạo kinh doanh thì tăng trưởng việc làm trong khu vực dịch vụ, giải quyết lượng việc làm cực lớn cho dân Trung Quốc, sẽ bị ảnh hưởng (tất nhiên mặt trái bao gồm tạo ra những sản phẩm như các KOL “không cần học vẫn thành công”, các gia sư học không giỏi nhưng kiếm triệu đô nhờ dạy luyện thi hoặc khiến dân đâm đầu vào các game không não), nhưng nó giải quyết việc làm và kích thích sáng tạo. Ngày nào mà China không giải quyết vấn đề đó, thì những tác động kích thích kinh tế sẽ chỉ có tác động ngắn hạn.
Cụ Tập đã không còn nói “nhà không để đầu cơ” nữa, để xem khi nào cụ thừa nhận là “bành trướng tư bản mất trật tự” nó có sức sống riêng của nó.
Điều này khiến mình nhớ lại đoạn sau đây trong bài trên Economist hồi tháng 4.
Nhưng kế hoạch của ông Tập về cơ bản là sai lầm. Một lỗ hổng là nó không nhắc gì tới người tiêu dùng. Mặc dù chi tiêu của họ lấn át tài sản và lực lượng sản xuất mới, nó chỉ chiếm 37% GDP, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn toàn cầu. Để khôi phục niềm tin giữa khủng hoảng bất động sản và từ đó thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, cần phải có biện pháp kích thích.
Để khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm ít đi đòi hỏi một hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cũng như những cải cách nhằm mở rộng dịch vụ công cho tất cả người di cư thành thị. Việc ông Tập miễn cưỡng chấp nhận điều này phản ánh tư duy khắc khổ của ông. Ông ghét ý tưởng giải cứu các công ty đầu cơ bất động sản hoặc phát tiền cho người dân. Năm ngoái ông từng nói người trẻ nên bớt được chiều chuộng và sẵn sàng “ăn đắng.”
Một nhược điểm khác là nhu cầu trong nước yếu đồng nghĩa với việc một số sản phẩm mới sẽ phải xuất khẩu. Đáng tiếc là thế giới đã không còn ở trong giai đoạn thương mại tự do của những năm 2000 – một phần do chủ nghĩa trọng thương của chính Trung Quốc. Mỹ chắc chắn sẽ chặn hàng nhập khẩu tiên tiến từ Trung Quốc, hoặc những sản phẩm do các công ty Trung Quốc sản xuất ở nơi khác. Châu Âu đang hoảng loạn trước việc xe điện Trung Quốc quét sạch các nhà sản xuất ô tô nội địa. Các quan chức Trung Quốc cho biết họ có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các nước phương Nam. Nhưng nếu sự phát triển công nghiệp của các nước mới nổi bị suy yếu bởi “cú sốc Trung Quốc” mới, thì chính họ cũng sẽ trở nên cảnh giác hơn. Trung Quốc chiếm 31% sản xuất toàn cầu. Trong thời đại bảo hộ, con số đó có thể tăng thêm bao nhiêu?
Khuyết điểm cuối cùng là quan điểm thiếu thực tế của ông Tập về giới doanh nhân, những động lực tăng trưởng của Trung Quốc 30 năm qua. Đầu tư vào các ngành được ưu đãi về mặt chính trị đang tăng vọt, nhưng cơ chế chấp nhận rủi ro cơ bản của chủ nghĩa tư bản đã bị tổn hại.
Nhiều doanh nhân phàn nàn về việc ban hành quy định khó lường của ông Tập và lo sợ bị thanh trừng hoặc thậm chí bị bắt. Định giá tương đối của thị trường chứng khoán đang ở mức thấp nhất trong 25 năm; các công ty nước ngoài cảnh giác; xuất hiện hiện tượng tháo vốn và các nhà tư bản đang di cư khỏi Trung Quốc. Trừ khi các doanh nhân được cởi trói, đổi mới sẽ bị ảnh hưởng và nguồn lực sẽ bị lãng phí.
Trung Quốc có thể trở nên giống Nhật Bản của những năm 1990, bị mắc kẹt bởi giảm phát và khủng hoảng bất động sản. Tệ hơn nữa, mô hình tăng trưởng lệch lạc của họ có thể phá hủy thương mại quốc tế, từ đó khiến căng thẳng địa chính trị càng leo thang. Mỹ và các đồng minh không nên vui mừng với kịch bản đó. Nếu Trung Quốc trì trệ và bất mãn, nước này có thể còn hiếu chiến hơn cả khi đang thịnh vượng.
Nếu những sai sót này là hiển nhiên, tại sao Trung Quốc lại không thay đổi hướng đi? Một lý do là ông Tập không lắng nghe. Trong gần 30 năm qua, Trung Quốc đã cởi mở với quan điểm bên ngoài về cải cách kinh tế.
Các nhà kỹ trị của nước này nghiên cứu các phương pháp thực hành tốt nhất trên toàn cầu và hoan nghênh tranh luận. Dưới sự cai trị tập trung hóa của ông Tập, các chuyên gia kinh tế đã bị gạt ra ngoài lề và những phản hồi mà các nhà lãnh đạo từng nhận được giờ chỉ còn là lời tâng bốc.
Một lý do nữa là ông Tập đặt an ninh quốc gia lên trên thịnh vượng kinh tế. Trung Quốc phải chuẩn bị cho cuộc đấu tranh sắp tới với Mỹ, ngay cả khi phải trả giá. Đó là một sự thay đổi sâu sắc so với những năm 1990, và những tác động xấu của nó sẽ được cảm nhận rõ ràng ở Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới.
Bạn có thể tin rằng đây là góc nhìn lệch lạc của phương Tây, mình thì nhìn thấy ở đó sự nghi ngờ của giới kinh doanh với chính sách của cụ Tập. Họ không tin cụ sẽ không thù địch với doanh nhân nữa. Cũng như giới làm chính sách địa phương. Họ sẽ mua lại đất và nhà với giá nào, sau này bị điều tra, xét lại thì sao?
Phân tích của Bloomberg còn chỉ ra là quan điểm chính sách chưa đi đôi với chính sách hướng dẫn cụ thể.
Tác động chính sách về dài hạn vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của giới doanh nhân và lãnh đạo địa phương với chính sách trung ương. Trong ngắn hạn, giới đầu cơ sẽ tìm cách hưởng lợi nhanh nhất với các tin kích thích kinh tế, bao gồm anh em đầu cơ chứng khoán và bất động sản.
Trong khi đó nền kinh tế thực vẫn te tua.
Điều đó đặt anh em strategist quay lại với tranh luận: China có thật un-investable không? Lúc này nhiều quỹ đầu tư đã quay lại China. Nhưng sau giải ngân exposure ban đầu là gì?
Tóm lại câu chuyện sẽ quay về vấn đề thực thi chính sách. Nói chuyện thực thi, thì Việt Nam cũng có một câu chuyện tương tự. :)
Tin thú vị qua ảnh
Nhiều anh em quen mình rất hype về cái event “We, Robot”. Mình thì không, cũng không viết post nào về nó, bị anh em phê bình. Và đây là cái kết của event.
Tuy mình không kỳ vọng quá cao về event này, nhưng mình không ngờ nó lại là bom xịt trong mắt rất nhiều analyst của Wall Street và anh em KOL trên Twitter. Tại bà con kỳ vọng cao quá mà thôi. Coi với tâm thái không kỳ vọng gì như tui thì tui vẫn thấy có nhiều cái cool cool mà.
Future is still far away. Còn các tài xế taxi lo ngại về mấy kon này thì chắc cũng phản ứng như anh analyst của Morgan Stanley "có vậy thôi đó hả?" Thôi, mọi người về chạy Uber tiếp vậy.
Một con báo khác trong tuần ngoài Tesla là Boeing.
Chỉ số sáng tạo toàn cầu - Nước giàu thì mức độ sáng tạo cũng cao. Nhưng kon China outperform.
Chủ đề hay trong tuần
Lộc Trời sa sút thế nào dưới thời cựu CEO Nguyễn Duy Thuận? - Tặng anh em “tiền không vào bất động sản thì sẽ vào sản xuất”. Vào sản xuất thấy rủi ro vầy anh em vào không? Tìm vốn cho doanh nghiệp thời này không hề dễ. Còn huy động vốn chi phí cao quá thì …
Doanh nghiệp 'nhức đầu' vì giá điện tăng - Một vấn đề nữa của sản xuất.
Một tháng trước bầu cử Mỹ: Trung Đông loạn lạc - Một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đặc biệt ở Trung Đông, diễn ra tình cảnh gần như ai muốn làm gì thì làm, đánh đâu thì đánh, miễn là đủ súng đạn và tiền của.
Labubu và Pikalong Bài này hay mà giờ mình mới có thời gian đọc. Kết hợp luôn bài Trà chanh giã tay này nữa là hiểu luôn. Đây là vấn đề không chỉ ở VN mà ở doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài luôn.
Hình đẹp cuối tuần
Mình chôm hình ở mấy trang đăng hình đẹp của UK
Bourton-on-the-water (gần Bristol)
Cực quang tuần qua nhìn từ một ngôi nhà xây từ thế kỷ 19 ở Anh
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ. Nếu có chụp cái gì trong tuần thì nhớ mở ra coi xem có cần không.