Đọc Chậm 17.9: Hoang mang vào đại học
Ấn Độ "bùa" số liệu tăng trưởng - Học tiếng Anh bằng ChatGPT - Ngân hàng thừa tiền
Tuần này vì lý do bay lượn nên đây là Đọc Chậm đầu tiên viết ở sân bay, nên nội dung đơn giản một chút, mong các bạn thông cảm.
Nội dung chính:
Hoang mang vào đại học
Trung Quốc thất bại trong mục tiêu “cùng giàu lên”
Ấn Độ bùa số liệu tăng trưởng
Học tiếng Anh bằng ChatGPT
Chuyện ngân hàng thừa tiền
Hoang mang vào đại học
Trong tuần một trong những post khá nhiều người đọc trên Facebook của mình đó là post Hoang mang vào đại học
Thường mỗi năm, khi mình chuẩn bị cho các buổi nói chuyện tại mấy roadshow/event để thu hút sinh viên mới, sẽ luôn có câu hỏi đại loại là "Kể ba cuốn sách bạn khuyến khích đọc nếu quan tâm về accounting & finance".
Trong thâm tâm mình luôn định trả lời:
1. Doraemon
2. Conan
3. Naruto
Mà sợ bị đuổi nên thôi.
Các ứng viên khác giành cho các bạn Việt Nam
- Bảy viên ngọc rồng
- Sherlock Holmes
- Tam Quốc Diễn Nghĩa
- Ỷ Thiên Đồ Long Ký
- Harry Potter
- Lord of the Rings
- Hỏa Phụng Liêu Nguyên
- Lần Đầu Tiên Thân Mật (ngôn tình đầu tiên tui đọc)
- Ninja Loạn Thị
Sau này tui đọc thì nhiều lắm, nhưng trước khi tui vô đại học thì chỉ nhớ cỡ nhiêu đó.
Đó, nếu bạn hoang mang khi bạn vào đại học thì yên tâm là bạn không phải là người duy nhất. Khi đi học cấp 3 lẫn vào đại học, bạn sẽ thấy mình không biết gì, trong khi luôn nhìn thấy những đứa rất giỏi, mở miệng có thể quote được Hamlet với Chiến tranh và Hòa bình, tắt màn hình gõ code bài toán tháp Hà Nội xong mở lên chạy ngon lành (đây là 2 con người có thật trong đám LHP 97-2000 thời xưa).
Mấy cái đứa trên thông thiên văn dưới tường địa lý như vậy rất đông. Lại có mấy đứa rất street smart, ra đường hỏi cái gì nó cũng biết, nhà này của ai, công ty này của ai nó cũng rành. Có đứa vô đại học đang làm chủ tiệm game (xưa chưa có thịnh hành dùng chữ start-up, chứ nó là profitable startup đàng hoàng, chỉ là không biết scale up thôi).
Nhiều bạn thì chắc như tui mơ mơ màng màng không biết gì cả.
Bạn cứ kệ chúng nó. Đại học là một bệ phóng cho bạn làm lại từ đầu và bắt kịp chúng nó. Vì chúng nó đi xa quá, nên thường sẽ cần thời gian chững lại để suy nghĩ xem cần đi đâu, mình cứ lủi đại một đường mà lao lên với tất cả nỗ lực, rồi thì mình sẽ ở phía trước của con đường mình đi. Nếu phát hiện đó là đường cụt, thì ... xui rồi.
Nhưng không sao, đại học vẫn cho phép bạn lùi lại. Bạn sẽ có 3-4 năm đại học để thử và sai.
Còn có mấy đứa xuất phát điểm ngon lành băng băng về đích sớm thì sao? Ủa vậy thì thôi chớ. Mình thua nó xa lúc vô, mà rút ngắn khoảng cách là hay rồi.
Mà bạn yên tâm, mấy người con nhà giàu, đẹp trai/đẹp gái, học giỏi, hoạt động siêu, thì hay rơi vào lưới tình sớm lắm. Thế nào cũng vướng víu tình cảm mà quên sự nghiệp.
Người không có gì trong tay, lại xấu là đảm bảo được tập trung phát triển sự nghiệp. Tui nè.
Ký tên: người học chót lớp giờ dạy đại học.
Bạn cũng có thể đọc các comment trên FB ở đây, nhiều điều thú vị.
Trung Quốc thất bại trong mục tiêu cùng giàu lên
Tờ Nikkei Asia có bài đăng Trung Quốc thất bại trong mục tiêu cùng giàu lên.
Mình có một bình luận ngắn trên Facebook ở đây
Mục tiêu "cùng giàu lên" của bác Tập đã đi bụi.
Chính sách bác Tập đẩy một lượng người giàu tí ti chạy ra khỏi Trung Quốc, nhưng mấy ông ở lại ngày một giàu kinh hơn, tạo ra bất bình đẳng thu nhập cao kỷ lục.
Phần này quan trọng: mấy đại ca công ty đầu tư do chính quyền địa phương lập ra đang gặp khó khăn trong việc trả nợ vay làm cơ sở hạ tầng không hiệu quả (có report của một IB thống kê có mấy con đường mấy chục triệu đô mà mỗi tháng không quá 1 nghìn lượt xe chạy).
Hạ tầng Trung Quốc làm ai cũng trầm trồ, mà không ai nghĩ xem tiền đâu làm đống đó.
Còn nữa, chính sách kinh tế của bác Tập đánh sập nhiều công ty tư nhân, là nguồn tạo ra tầng lớp trung lưu giàu lên để bắt kịp với mấy ông đại gia giàu có. Giờ tốc độ tăng trưởng của tầng lớp này co lại vì mấy ổng bị thất nghiệp hoặc công ty mấy ổng sáng lập bị kẹp tứ bề do kinh tế tư nhân bị bóp lại rồi.
Tham vọng lớn của bác Tập thì cũng tốt thôi, nhưng làm bất chấp nguồn lực thực tế và tính hiệu quả thì dễ bị như vậy lắm. Tất nhiên là có những lý do làm vì lợi ích phi kinh tế, nhưng cũng có lý do khác là mượn chiêu bài đó để làm vì lợi ích kinh tế của một vài người (phát động phong trào kinh quá, các tỉnh cạnh tranh nhau thì chắc chắn có người bất chấp). Bác Tập chống tham nhũng nhưng rồi mấy tháng trước phải đi bắt ngay cả mấy người trong team chống tham nhũng.
Cùng lúc các mục tiêu y tế (đang đánh ầm ầm với cả nghìn quan chức lên đường), giáo dục, nhà ở, việc làm đều đang thất bại, bác Tập đã bị các lão thành ở Bắc Đới Hà kiểm điểm.
Chính sách kinh tế của Trung Quốc vì vậy nhiều khả năng sẽ phải có những cú quay xe để giữ lại thế trận chính trị và cứu vãn uy tín của bác Tập.
Ấn Độ bùa số liệu tăng trưởng
Nhiều anh em nói dù sao anh Ấn mà làm ăn tốt rồi thì cũng tốt cho Việt Nam. Mình lại nghĩ khác. Mình nghĩ hai anh này thì anh nào cũng ma giáo như nhau. Chứ ở gần một ông ma giáo và có tư duy bá chủ mà mình hiền quá thì bị nuốt từ lâu rồi.
The G20-inspired billboards touting India’s latest GDP figure include a mysterious line about “discrepancies.” Normally an innocuous reporting convention in national accounts, the discrepancy is the difference between domestic income (earned by producing goods and services) and expenditure (what residents and foreigners pay when buying those goods and services). In principle, expenditure should equal income earned, because producers can earn incomes only when others buy their output. In practice, however, estimates of income and expenditure differ in national accounts everywhere, because they are based on imperfect data.
Typically, this discrepancy does not matter for calculating growth rates, because income and expenditure, even if they differ somewhat, have similar trends. But every now and then, the two series follow very different paths, with hugely consequential implications for evaluating economic performance.
The Indian National Statistical Office’s latest report is a case in point. It shows that while income from production increased at an annual 7.8% rate in April-June, expenditure rose by only 1.4%. Both measures clearly have many errors. The NSO nonetheless treats income as the right one and assumes (as implied by its “discrepancy” note) that expenditure must be identical to income earned. This is an obvious violation of international best practice. The entire point of the discrepancy line is to acknowledge statistical imperfections, not to make them disappear. The NSO is covering up the reality of anemic expenditure at a time when many Indians are hurting, and when foreigners are showing only a limited appetite for Indian goods.
The proper approach is to recognize both income and expenditure as imperfect macroeconomic aggregates, and then to combine them to assess the state of the economy. Hence, the Australian, German, and UK governments adjust their reported GDP using information from both the income and expenditure sides.
Học tiếng Anh bằng ChatGPT
Nhà báo Nguyễn Vũ bày cho cách học tiếng Anh bằng ChatGPT theo mình là rất hay.
ChatGPT: Vừa là thầy dạy, vừa là bạn học tiếng Anh
Chuyện ngân hàng thừa tiền
Ngân hàng phân trần chuyện thừa room nhưng khó cho vay
Tín dụng mới tăng 5,33%, còn dư địa tăng thêm 1 triệu tỷ đồng
Doanh nghiệp: Ngân hàng cần linh hoạt hơn trong cho vay
Phó thống đốc: Chữa bệnh thừa tiền khó hơn rất nhiều chữa bệnh thiếu tiền
Nói chung dư địa có, nhưng mà cho ai vay, vay như thế nào lại là một câu chuyện dài. Ngoài chuyện lãi suất thì điều kiện cho vay và thủ tục để có thể vay cũng là một vấn đề. Đó là chưa kể những câu chuyện sân trước, sân sau.
Bạn nào muốn nhận list đọc chậm hàng tuần mà chưa đăng ký thì đăng ký theo dõi Substack của mình ở đây nha. Trang này là free, nhưng khi bạn bấm vào sẽ có mục Pledge, nghĩa là bạn cho biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho đọc. Cái này là thiết kế mới của Substack, mình không thay đổi được. Bạn có thể chọn “No pledge” là xong, không tốn tiền. Nhưng bạn cũng có thể chọn giá để mình biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để đọc “Đọc chậm” (cũng không tốn tiền, chỉ để mình biết thôi).