Tuần này mình có nhiều tài liệu phải xử lý về học thuật và mấy cái hơi chán chán liên quan đến chạy model và vẽ voi spreadsheet dự báo nên mình không đọc nhiều bài thú vị, mà chủ yếu những bài hơi kỹ thuật. Vì vậy, mình post một số nội dung mà nhiều bạn message Facebook mình hỏi và quan tâm. Vì mình quote hơi nhiều trong bài hôm nay, nên nếu bạn nào nhận bài qua email mà không thấy hiển thị hết, bạn có thể lên trang Đọc Chậm để đọc toàn bộ nha.
Có 3 mảng lớn trong tuần:
Cường quốc game và VNG nộp hồ sơ niêm yết ở Mỹ,
Tài chính xanh
Thật ra nội dung hội nghị Jackson Hole là cái gì?
Ngoài ra còn 1 bài đọc giải trí: Máy giống người, hay người đã hóa máy?
Câu chuyện cường quốc game
Về câu chuyện cường quốc về game, mình có một cái status trên Facebook cũng nhiều bạn đọc, mình quote lại như sau:
Cường quốc game & cú quay xe chính sách
Năm 2005, lúc mình mới ra trường, còn vừa chơi game vừa canh FX buổi tối ở Eximbank (giờ mới dám khai thật), thì bà con đòi hạn chế chơi game ầm ầm trên báo. Lúc đó mình chạy xe ngang một trụ sở ở TP.HCM còn thấy có đăng quảng cáo một hội thảo chính sách hạn chế chơi game.
Một đứa bạn thân mình nay là một PGS TS của một trường đại học hàng đầu, thường đăng bài NCKH tạp chí quốc tế tốt, thì ngày đó cũng chơi game như mình mà bị thầy cô, đồng nghiệp dè bỉu, sỉ vả tùm lum (ai kêu nó chơi mà để người khác bắt quả tang). Một đứa bạn khác nay là triệu phú đôla sau khi exit 1 công ty định giá gần 500 triệu đô, đã từng bị mời phụ huynh vì nó trốn học chơi game (lại nữa, ai kêu để bị bắt quả tang).
Và còn nhiều nhiều nữa những người lãnh đạo cấp cao gần top ở các trường đại học, viện nghiên cứu, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, có cả cán bộ bộ ngành, tổ chức phi lợi nhuận ở VN mà mình phải giữ im lặng ở đây. Tất cả đều là game thủ cày chiến trường Tống Kim một thời. Chơi game quen lãnh đạo qua họp offline là có thật nhé bạn (tất nhiên ngày đó chưa ai là lãnh đạo cả).😆
Cũng may, vì năng lực thực thi chính sách thần kỳ của một số bộ ngành ở VN chỉ dừng ở việc nói chứ không làm được, nên năm 2023, chúng ta mới được nước ngoài công nhận là "cường quốc về game". Và lúc này gió xoay chiều, thấy một số cơ quan tổ chức hội thảo làm sao mà Việt Nam trở thành cường quốc game. Cũng như năm 2005, mình cũng không mong đợi gì ở chính sách.
Là một người giành phần lớn thời gian trong cuộc đời chơi game, tui nghĩ là game có 3 lợi ích
1/ tăng cường trí nhớ thụ động (được một số research công nhận, còn mấy research đó treat quan hệ nhân quả như thế nào thì hên xui - nhưng vị nào cười research người ta không treat causality đàng hoàng thì show giúp tui paper của mình để khoe mình đó treat causality như thế nào)
2/ Rèn luyện tư duy thuật toán và khả năng sáng tạo - cái này mình không biết, một số research cho kết quả ủng hộ là vậy, nhưng mà mẫu rất nhỏ và measure rất là subjective.
Nhưng cá nhân mình thì chắc chắn là mở rộng tư duy về thuật toán. Vì chơi một game ngồi sẽ nghĩ ra làm sao mình có thể khiến con bot nó di chuyển về bên nào khi mà mình bấm nút chuyền hay sút, chém hay nhảy lên, hoặc mình đem quân đánh cánh trái nó mà sao nó chạy về cánh phải (haha bug để mình chuyên luộc con bot của Total War Three Kingdom). Khi bạn nghĩ những cái đó là bạn rèn luyện tư duy thuật toán.
Nhiều bạn hay hỏi là nên học Python hay cái gì, mình nghĩ học cái gì cũng được, miễn là bạn có tư duy phân tích, tư duy thuật toán và tư duy về business của cái ngành bạn quan tâm. Bạn có tư duy thuật toán để bạn biết cách biến một vấn đề của tổ chức mình thành những bài toán có thuật toán để giải, rồi từ đó mà giải quyết.
Chơi game là cách rèn luyện tư duy thuật toán thụ động, và là cách để bạn đọc về một thuật toán rồi nắm bắt nó tốt. Ví dụ bạn đọc về các thuật toán đường đi ngắn nhất, bạn sẽ nghĩ tới game tìm đường, game nhập vai, .v.v
Cho nên đối khi mình giảng cho mấy đứa PhD student về thuật toán, mình sẽ lấy 1 ví dụ về gaming trên Youtube. Ví dụ simulation về thị trường phái sinh thì đơn giản là mình sẽ lấy ví dụ như bạn giả lập hàng trăm scenario như kiểu chơi Total War là mày không đập nó ngày hôm nay mà mày đập nó ngày mai thì sao, và nó là một sequential game lặp đi lặp lại. Chơi Liên Quân chính là một cách giả lập không ngừng nghỉ. 😁
Quan trọng hơn là khi bạn đọc sách hay học thuật toán trên video hay bài giảng, bạn không có kích thích tư duy sáng tạo ngay lập tức, nhưng chơi game thì có. Vì tâm lý tham sân si muốn đập con bot hay thằng player bên kia mà bạn nghĩ ra đủ chiêu tà đạo, vô tình sáng lập ra đường lối tà đạo mới cho thuật toán để outperform một con bot hay con người khác.
3/ Rèn luyện tâm lý thắng không kiêu, bại không nản
Cái này rõ ràng, chơi game mà rank chót bảng xếp hạng vẫn keep fighting thì đó là rèn luyện bại không nản.
Đứng đầu bảng mà mỗi ngày vẫn phải cày vì biết là bỏ ra một ngày là bị rớt hạng là thắng không kiêu.
Có mấy đứa nói là chơi game theo group còn tăng khả năng làm việc nhóm thì mình không rành, mình ít khi chơi group. Nhưng mà chắc là có vì trường mình mới bắt đầu build phòng game E-sport, hạng mục thi Olympics.
Bạn có thể đọc toàn bài ở đây
VNG niêm yết
Ngoài ra một câu chuyện đáng chú ý trong tuần là VNG nộp hồ sơ niêm yết ở Mỹ. Bạn nào muốn đọc cho biết thì đây là F1 form của VNG. Lưu ý đây là IPO, không phải list qua SPAC như Vinfast. Nếu nhìn vào bảng Consolidated P/L thì các bạn đánh SEA, Tencent, và JD sẽ thấy có một số điểm thú vị ở cái chỗ xài tiền trong các chi phí
Tài chính xanh và định giá carbon
Trong tuần này mình đã tham gia một talk show của báo SGĐTTC về câu chuyện tài chính xanh, mà cụ thể là trái phiếu xanh và thị trường tín chỉ carbon.
Các bạn có thể xem lại video ở đây
Ngoài ra, tuần này mình đọc 1 research paper về câu chuyện liên quan là carbon pricing. Mảng này là một mảng tranh luận rất lớn trên thế giới hiện tại và giới chuyên gia vẫn còn bất đồng sâu sắc. Theo mình đây là nền tảng lý luận rất quan trọng mà những ai quan tâm đến carbon pricing và trading cần tham khảo.
Bạn nào quan tâm có thể đọc ở đây: Pricing Carbon: Evidence from Expert Recommendations
Bản free trước khi được chấp nhận đăng tạp chí trên SSRN (giống bản đăng tạp chí 99%).
Đoạn sau đây là nền rất quan trọng mà bạn đọc đoạn này thôi đã tiết kiệm được rất nhiều tháng đọc paper mảng này
Determining appropriate carbon prices is a difficult task that is often informed by integrated climate-economy assessment models (IAM), such as the DICE model by Nobel laureate Nordhaus (2019). IAMs are criticized as being very sensitive to crucial modeling and parameter choices, such as on climate damages and discount rates, some of which are left to judgement calls by the modelers (e.g., Pindyck, 2013; Stern and Stiglitz, 2022).1 Crucially, there is no way to judge whether an expert holding a specific view on input parameters, such as on discount rates (e.g., Hänsel et al., 2020; Pindyck, 2019), would also find optimal carbon prices that result from an IAM run agreeable. The crucial policy question of how representative, and thus robust to alternative well-founded views, carbon price recommendations derived from IAMs are of the views of a broader expert population on carbon pricing remains unanswered.
Mà cái này mới nói chuyện carbon pricing. Còn nhiều topic khác nữa như định giá tài sản như các khu bảo tồn thiên nhiên, tính toán rủi ro natural disaster, định giá rừng phòng hộ v.v.
Vì sao cái này quan trọng? Bạn hãy đọc hai bài này sẽ rõ.
60% rừng nghèo kiệt, mất khả năng phòng hộ
Khắp thế giới, ngày càng có nhiều thành phố phải đối mặt thường xuyên với sạt lở, lũ lụt, cái nóng khắc nghiệt hay tình trạng thiếu nước… Trong nhiều trường hợp, đô thị đã "tự đào hố chôn thân", theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, bằng những sai lầm trong kiến trúc và quy hoạch.
Hơn một nửa nhân loại đang chen chúc nhau trong các thành phố, làm việc, đi lại, gây ô nhiễm và tìm cách tồn tại. Bây giờ là khoảng 4,4 tỉ người. Đến năm 2045, số lượng thị dân sẽ tăng lên, đến 6 tỉ người, theo Ngân hàng Thế giới.
Các thành phố tiêu thụ một tỉ lệ lớn nguồn cung năng lượng của thế giới và đóng góp khoảng 70% lượng khí thải nhà kính liên quan đến năng lượng trên toàn cầu, nói cách khác chịu trách nhiệm to lớn cho sự nóng lên của Trái đất.
Trong khi là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu, các thành phố cũng là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đảo nhiệt đô thị, mực nước biển dâng và thời tiết khắc nghiệt đều đang được các thị dân cảm nhận sâu sắc hơn cả.
Hội nghị Jackson Hole, nội dung là gì?
Cả thị trường theo dõi hội nghị Jackson Hole, nhưng mình dám nói phần lớn trader không hiểu được hoặc không có thời gian theo dõi phần lớn nội dung của Jackson Hole là gì.
Vì sự thật thì đó là một sự kiện đàm luận về lý luận kiểu như hội đồng lý luận trung ương của các central banker, top economist và các lý thuyết gia bàn về nhiều vấn đề có tính chiến lược dài hạn có thể lên đến 10-20 năm của toàn cầu. Ví dụ cái chart J-curve 45 năm của cụ Syverson hay là cái chart r-g ước tính từ chiến tranh thế giới thứ 2 cho tới dự đoán 2028 được filter bằng rất nhiều kỹ thuật rồi của cụ Barry Eichengreen thì có ích gì cho trader.
Nói cách khác, Jackson Hole là một hội thảo mà giới economist rất nên theo dõi để biết những đại sự của thế giới nhiều năm trước và nhiều năm tới, nhưng mà xài liền trong 2-3 năm nữa có khi không được, ngoại trừ bà con soi coi bác Powell phát biểu cái gì. Bác không định nói gì về chính sách nhiều, mà chỉ phản ánh quan điểm tí chút, nhưng lại bị bà con đổ vô soi dữ quá.
Nội dung Jackson Hole ở đây. Mình strongly recommend bài Living with High Public Debt của Barry Eichengreen.
Với các bạn còn đi học hay làm nghiên cứu thì rất nên đọc để biết. Nhưng xài để đầu tư hay trade thì 99% là không xài được. Thị trường đơn giản là cần một event để trade.
Bài đọc giải trí - Máy giống người, hay người đã hóa máy?
Một công nhân giấu tên tiết lộ anh từng bị đe dọa kỷ luật khi trở lại làm việc sau nhiều tuần trải qua hóa trị vì căn bệnh ung thư. Mỗi ngày, phần mềm giám sát năng suất "cây nhà lá vườn" của Amazon sẽ tự động tạo ra các bảng xếp hạng nhân viên dựa theo mức độ đạt được các chỉ tiêu hằng ngày - những chỉ tiêu liên tục thay đổi mà các công nhân không bao giờ được biết chính xác chúng là gì. Những ai ở sát đáy bảng đều thuộc diện có thể được đặc biệt chú ý, và là bước đầu tiên trên con đường dẫn đến sa thải.
"Trong mắt họ, chúng tôi giống những con robot chứ không còn là con người. Bạn có thể cảm thấy những điều nhỏ bé làm nên một con người bị vắt kiệt khỏi bản thân mình" - một công nhân tại đây nói.
…
Trong một video phát trực tiếp trên TikTok, người dùng có tài khoản Pinkydoll liên tục lặp lại các câu "yes yes yes" (vâng vâng vâng) và "ice cream so good" (kem ngon quá) kèm động tác liếm một que kem trong tưởng tượng với biểu cảm đơ cứng như một nhân vật trong game.
Tài khoản có gần 1 triệu người theo dõi này liên tục nhận được những phần quà ảo có thể quy đổi thành tiền từ người xem, và cứ mỗi lần như vậy cô lại thực hiện biểu cảm như máy của mình.
Pinkydoll là một trong số những người mà trang Daily Dot gọi là các "NPC streamer", chuyên kiếm tiền bằng việc đóng giả nhân vật máy tính (NPC) qua các video phát trực tiếp. "Đối với một streamer, định dạng nội dung lý tưởng là tìm một thứ gì đó tốn ít công sức mà bạn có thể thực hiện trong thời gian dài, chẳng hạn như một hoạt động lặp đi lặp lại hoặc chỉ đơn giản là phản ứng khi nhận được quà tặng ảo" - Daily Dot giải thích.
…
Tháng 4-2022, Nicole (27 tuổi) đăng tải một video lên TikTok giãi bày về chuyện cảm thấy mệt mỏi với công việc hiện tại. Ngày hôm sau, Nicole đọc bình luận của người xem thì chưng hửng khi thấy hầu hết cuộc tranh luận đi theo chiều hướng không liên quan gì đến nội dung video. "Gớm, đây có phải người thật đâu" - một tài khoản viết. "Ê đúng vậy á, cô ấy là AI mà" - người dùng khác tiếp lời.
Nicole vốn mắc alopeica - một tình trạng khiến lông tóc trên cơ thể bị rụng từng mảng. Dù biết ngoại hình bản thân có phần khác biệt so với những người xung quanh và thường là nạn nhân của những ánh mắt dò xét khi ra đường, Nicole thừa nhận đây là lần đầu tiên cô bị kết luận là một sản phẩm được tạo ra bằng máy tính.
"Việc cáo buộc ai đó là bot máy tính đã trở thành một cuộc săn lùng phù thủy được khởi xướng bởi những người dùng mạng xã hội, được sử dụng để làm mất uy tín của những người mà họ không đồng tình bằng cách khẳng định quan điểm hoặc hành vi của họ không đủ chính đáng để nhận được sự ủng hộ thật sự" - trang The Verge nhận xét.
Các bạn có thể đọc toàn bài ở đây
Bạn nào muốn nhận list đọc chậm hàng tuần mà chưa đăng ký thì đăng ký theo dõi Substack của mình ở đây nha. Trang này là free, nhưng khi bạn bấm vào sẽ có mục Pledge, nghĩa là bạn cho biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho đọc. Cái này là thiết kế mới của Substack, mình không thay đổi được. Bạn có thể chọn “No pledge” là xong, không tốn tiền. Nhưng bạn cũng có thể chọn giá để mình biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để đọc “Đọc chậm” (cũng không tốn tiền, chỉ để mình biết thôi).