Đọc Chậm 28/6: Nếu bong bóng tài sản đang hình thành, thì chiến lược đầu tư nên ra sao?
Bài học về ván cược sai của New World Development
Hôm nay gần 1h khuya mình mới viết được Đọc Chậm mà cũng đuối quá nên mình cover 1 chủ đề thôi đó là câu chuyện nhiều bạn quan tâm hỏi thêm về Bong bóng tài sản.
Trong tuần qua thì nhiều signal là có khả năng bong bóng tài sản sẽ hình thành vì chính sách nới lỏng tiền tệ của nhiều nước. Mình đã viết trên Facebook về 2 case của Mỹ và Việt Nam ở đây và ở đây.
Hiểu một cách nôm na, một gói chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm chuẩn mực giám sát an toàn vốn ngân hàng, cho phép những hoạt động đầu cơ và rủi ro cao ít cần báo cáo hơn (private lending, highly leveraged trades của hedge funds) là xu thế. Ví dụ case giảm giám sát bank Mỹ dự kiến sẽ tháo van khoảng 6 nghìn tỷ đô ra thị trường.
Large U.S. global banks can expect as much as $6 trillion in additional balance sheet capacity and billions in freed up capital under a Federal Reserve plan to relax leverage rules, Wall Street brokerages estimated on Thursday.
Và sang tuần thì dự kiến viện binh từ gói ngân sách đang được gấp rút tìm cách thông qua trước cái deadline ông Trump tự đặt ra là 4/7 (hổng kịp thì dời nữa thôi).
Broadly, the bill remains the same: a combination of tax-cut extensions, new tax cuts, border and military spending along with spending cuts on Medicaid and nutrition assistance that represent the core of Trump’s agenda. The House bill would increase budget deficits by $2.4 trillion over a decade, and the Senate version could lead to bigger deficits once it is tallied up, according to the Committee for a Responsible Federal Budget.
Tax cut sẽ mang lại sức chi tiêu dùng cũng như khoản tiền dôi dư để đầu tư cho nền kinh tế Mỹ. Tất nhiên, sẽ có những người hổng vui với cái bill này như anh Musk, chống tới cùng, nhưng cụ Trump đã đòi phải thông qua rồi, anh Musk thì cũng bị đẩy đi rồi :)
Billionaire Elon Musk on Saturday criticized the latest version of President Donald Trump's tax and spending bill released by the U.S. Senate, calling it "utterly insane and destructive," weeks after the world's richest person and its most powerful ended a feud sparked by Musk's opposition to the bill.
Vậy thì bạn sẽ làm gì?
Đầu tiên, nếu bạn đã từng trải quá trình bơm tiền 2001-2006, và 2012-2019, bạn sẽ nhận thức được là:
Quá trình bơm bong bóng không ầm ầm ngay, mà sẽ giật từ từ qua từng cơn sóng nhỏ rồi có 1-2 con sóng lớn quật ầm ầm (đó là thời điểm FOMO ở đỉnh luôn).
Fundamentals sẽ ngày càng lag giá tài sản.
Bạn canh có điều chỉnh mua vào luôn có cơ hội, trong những giai đoạn đó đều có những lúc thị trường điều chỉnh mạnh trước khi lấy đà bay tiếp.
Nói chung là thị trường cổ phiếu, nhà cửa, crypto … đều thế. Đó là vì dòng tín dụng không có đổ ra ầm ầm một lúc mà sẽ tuần tự qua nhiều kênh khách nhau ở giai đoạn build bong bóng đầu.
Tại thời điểm này, không phải là đỉnh bong bóng. Mà theo mình là stage tăng tốc của quá trình bơm bong bóng bắt đầu diễn ra vì chỉ số giá/fundamentals vẫn chưa tới cái đỉnh thời điểm FOMO kinh nhất của các đợt trước.
Ví dụ là cổ phiếu Mỹ, mặc dù valuation metrics quay lại vùng đỉnh, vẫn còn một khúc 10-15% nữa so với cái đợt crazy Covid và nếu điều chỉnh cho các yếu tố về funding liquidity, thì vẫn còn 1 khúc nữa mới tới dotcom.
Song song đó earnings outlook của cổ phiếu Mỹ tăng chậm lại nhưng đã hồi phục. Điều này cho phép kềm chế valuation ở mức không quá điên rồ trong một thời gian nữa.
Rủi ro địa chính trị, trade war và US debt vẫn sẽ tác động với tư cách là các xúc tác vừa tăng volatility, vừa kềm chế cái sự FOMO trong năm nay của Mỹ.
Tuy nhiên, khi các trade deal được chốt, Fed hạ lãi suất, và thông qua ngân sách, thì chỉ có tăng trưởng kinh tế chậm lại (nếu trade deal rất tệ) mới cản được cái bong bóng này phình lên.
Trong bối cảnh đa số nước đều đang ít nhiều chuyển sang trạng thái pro-growth thông qua boost spending nội địa (do khó khăn vì thương chiến, mất cái global trade growth catalyst), thì hệ quả tất yếu là tài sản sẽ tăng giá.
Quan trọng là nó không phải kiểu tăng liền tuần sau, tháng sau, mà có khi mất một lúc, và còn có khi điều chỉnh lại rồi mới tăng. Trong thị trường đó, canh điều chỉnh buy-and-hold mấy năm thì rất nhiều khả năng là thắng.
Tất nhiên, sẽ có những phiên giao dịch bùng nổ và market player call All-In như hôm T6 này (dù sau đó bị xìu xuống vì ông Trump gây chuyện với Canada). Sẽ còn nhiều pha call như vậy nữa, vì nhiều quỹ đã nâng leverage quất lên rồi, họ sẽ lên call không ngừng nghỉ. Risk-on sentiment là thật. Và họ không nhìn 1 tuần, 1 tháng, v.v. Họ nhìn ít ra 1-2 quý. Các tay chơi dùng leverage ít hơn nhìn xa hơn nữa.
Vậy nhóm tài sản nào sẽ hưởng lợi?
Chính sách Anh, Mỹ và Châu Âu chỉ rõ rồi:
Chi quốc phòng. Cổ phiếu quốc phòng đã bay rồi, nhưng sẽ vẫn có thêm tiền vào.
Cổ phiếu tài chính. Bớt các qui định an toàn vốn, tháo gỡ điều kiện giám sát chặt, sẽ tạo ra khoản dư địa về dự trữ. Sẽ hoặc làm tăng buy back, hoặc tăng profit margin. Đường nào cũng kéo giá cổ phiếu nhóm bank lớn và trading firms lên (bà con sẽ trade nhiều).
Tiền nhiều sẽ có MA. Ai có nhiều tiền làm M&A và nóng lòng nhất lúc này? Mấy ông tech, nhất là mấy cha AI. Đây có thể là trái bong bóng to nhất.
Crypto sẽ hưởng lợi khi một số đồng tiền mất giá. Và các kỳ họp hội đồng quản trị sắp tới sẽ đem bàn về việc treasury của công ty niêm yết có nên mua một ít crypto bỏ đó không.
Với tình thế hiện tại, trong 2-3 tháng tới, mình vẫn tiếp tục duy trì view “thị trường vẫn ổn”, không quá kỳ vọng vào mấy cái call 7000 điểm hay crypto lên gì gì. Thị trường hiện tại cơ bản vẫn trong trạng thái “chưa nhiều tiền, nhưng sẽ nhiều tiền”. Bà con chưa đủ đạn để bắn, nhưng được cho biết là nhiều thùng đạn sẽ được chở tới.
Vậy còn vàng thì sao?
Về cơ bản, vàng không phải risk-on play. Nó ngày thường là safe haven khi địa chính trị quánh tưng bừng. Giờ risk-on strategy được ưu tiên thì vàng sẽ mất đi dòng tiền đánh tích cực vào. Nhưng bà con vẫn sẽ giữ một tỷ trong vàng nhất định trong portfolio, nhất là quỹ lớn. Ngoài ra central bank sẽ tăng mua vàng (đô Mỹ rớt mà), và họ ít muốn phụ thuộc vào US nữa.
Nếu bạn tin rằng Iran-Israel nhiều khả năng sẽ thọt nhau lại (khả năng rất cao), và một số điểm nóng mới hình thành sẽ căng thẳng hơn, bao gồm cả Trung-Đài.
Nếu bạn nghĩ thế giới sẽ còn bất ổn nhiều về địa chính trị (khả năng cao), thì bạn canh mua vàng lúc điều chỉnh. Nhưng nó không phải là cái play bong bóng tài sản, nó là đặt cược thế giới sẽ quánh nhau tùm lum.
Bạn mua cái gì thì nên biết nó là game nào. Đừng đặt cược ngựa ô mà tưởng đang đặt ngựa chạy đầu.
Không phải ngành nào cũng ngon đâu. Một số ngành sẽ bị tác động xấu vì khi các nước buộc phải boost spending về quốc phòng hay tax cut, họ phải cắt tiền ở đâu đó.
Và một số nước emerging market có thể bị double hit bởi debt crisis và currency crisis. Ngay cả Nga cũng có risk huống gì mấy nước đã te tua từ trước trade war.
Giải trí trong tuần - Chủ nghĩa xã hội đã chiếm đóng thành trì tư bản ở New York :)))))
As a high school junior, Zohran Mamdani promised free juice for students in his campaign for class vice president. He lost.
Now, Mamdani is promising much bigger things to New Yorkers—free busing, free child care, a rent freeze—and he is on the cusp of becoming the city’s first Muslim mayor.
Mamdani’s campaign platform calls for an increase in the corporate tax rate, higher taxes on the wealthy.
Không ngờ có một ngày một ứng viên call tăng thuế mạnh ở New York lên người giàu và siêu giàu, và freeze rent, lại có khả năng thắng cử. Các ứng viên Dân Chủ trước đều không dám chơi lớn như cụ này.
Một điều thú vị nữa là khoảng thời gian này năm ngoái thì Nhật can thiệp gần 80 tỷ đô vào thị trường để giữ cho Yen Nhật không giảm giá nữa, và … thất bại.
Sau đó là thay tướng.
Theo đưa tin từ Nikkei Asia, vào ngày 28/6, chính phủ Nhật Bản đã quyết định bổ nhiệm ông Atsushi Mimura làm Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế bao gồm tiền tệ, thay thế ông Masato Kanda.
Ông Mimura, hiện là Tổng giám đốc văn phòng quốc tế của Bộ Tài chính, sẽ đảm nhận chức vụ mới vào ngày 31/7.
Một năm sau, thì không làm gì Yen cũng tự lên. Thời điểm ông kia bị thay là USDJPY 160, giờ còn có 144. Tất cả nhờ công cụ Trump.
Ông bị thay có nên đi đòi lại công bằng :))))
Bởi đôi khi thay người điều hành thì đổi vận, chứ cũng không cần tài năng gì.
Video hay trong tuần - Một đế chế ở Hong Kong đã bị cơn sóng bất động sản cuốn đi như thế nào. Bao hay với bạn nào thích văn hóa và phim Hong Kong (New World Development, K11, Chow Tai Fook). Bạn nào quan tâm đến chuyển đổi thế hệ trong các tập đoàn lớn và câu chuyện đặt cược chiến lược thì mình nghĩ cũng sẽ thấy hay. Có những thứ những năm 2010 chắc chắn nghe rất hay và được ca tụng, nhưng đột nhiên một cơn sóng đổ tới, thì giờ bạn là tội đồ.
Đây cũng là một game được triển khai trong lúc tiền rẻ và đổ ra đầy, và cái kết không được may mắn. Cho nên xuống cược phải tính là cửa gì cũng phải còn tiền mà tồn tại.
Bạn nào chưa đăng ký Đọc Chậm mà muốn qua năm mới có mấy bài như vầy để đọc cuối tuần thì có thể đăng ký ở bên dưới nha, hổng tốn tiền.