Đọc Chậm 6/7: Thỏa thuận thương mại Việt-Mỹ - Tin đồn về quyền lực lung lay của ông Tập Cận Bình
Elon Musk tuyên bố thành lập Đảng America Party
Trong tuần này có 2 điều đáng chú ý lớn. 1 là cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng bí thư Tô Lâm sau đó “chốt deal” thương mại. Điểm thứ hai là cái Luật ngân sách “To và Đẹp” của ông Trump thông qua ở quốc hội Mỹ.
Câu chuyện thứ hai thì mình đã viết một bài trên SGĐTTC ra số Thứ Hai tuần sau, nên mình không viết ở đây. Các bạn đón đọc nha.
Vì sao Elon Musk phản đối “dự luật to đẹp” của ông Trump?: Dự luật chi tiêu công và giảm thuế, còn gọi là "dự luật to đẹp" (OBBBA) vừa được Hạ viện Mỹ thông qua được xem là chiến thắng vang dội của Đảng Cộng hòa. Thế nhưng, dự luật này cũng vấp phải những chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt đến từ tỷ phú Elon Musk với tuyên bố sẽ lập đảng mới nếu quốc hội Mỹ duyệt kế hoạch ngân sách này. Lãnh đạo phe Dân chủ Hakeem Jeffries phát biểu gần 9 tiếng đồng hồ để phản đối “dự luật to đẹp" này trước khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Vương quốc Anh)
Bài viết trong số báo này: ĐTTC số 271 phát hành thứ hai ngày 7-7-2025
“Lời hứa miệng” của ông Trump
Về thỏa thuận thương mại thì mình nhận hai bài, nhưng chuyện này sẽ có nhiều vấn đề khác để viết, nên mình viết những điểm chính và câu hỏi mà mình nghĩ sẽ bổ sung thêm khi các bài báo đó đăng.
Về mặt cơ bản, nếu bạn chưa tìm hiểu về cái “trade deal” (mà thật ra là thỏa thuận miệng của ông Trump) thì mình có một post Facebook ở đây nêu lên góc nhìn nhanh của mình mà một số phương tiện truyền thông có quote lại, bao gồm bài này của Washington Post.
Còn cái “lời hứa miệng” của ông Trump là ở đây.
Và Scott Bessent, nhân vật có ảnh hưởng thuộc loại lớn nhất trong nhóm ít diều hâu của chính quyền Mỹ đã trả lời phỏng vấn bên dưới.
Vậy tiếp theo là như thế nào?
Theo kinh nghiệm của UK, thì sau lời hứa miệng, thì là sẽ đàm phán về khung nguyên tắc thỏa thuận thương mại (framework deal), tức là đồng ý những nguyên tắc chung và một vài con số thuế quan, nguyên tắc đánh, v.v., cụ thể hơn cái thỏa thuận miệng. Nhiêu đây thôi tốn nước Anh từ 8.5 tới 16/6 để đàm phán và ký kiểu như một cái memo về framework. Và hiện Anh và Mỹ vẫn đang đàm phán chi tiết nhiều thứ khác sau khi “ký deal” rầm rộ trên truyền hình vào 16/6. “We just signed a document”.
Vì vậy điều mà chúng ta có thể kỳ vọng là trong vòng một tháng nữa sẽ có thêm một số chi tiết nữa về cụ thể cách xác định “transhipping” và một số sản phẩm chủ chốt của Việt Nam xuất qua Mỹ sẽ chịu thuế khoảng bao nhiêu.
Nhưng đừng kỳ vọng đây là xong, sẽ còn đàm phán dài về nhiều thứ.
Điều đó có nghĩa là cũng còn cơ sở để hi vọng, cũng như có những bất định, chưa nên chủ quan.
Phản ứng của các nước khác là gì?
Sau khi Mỹ chốt deal với Việt Nam xong đã lấy đó làm công cụ gây áp lực với Nhật, Ấn và Indo.
Indo công khai lấy Việt Nam làm benchmark để đạt được deal tốt hơn.
Đồng thời Nhật cũng phát tín hiệu đàm phán trở lại với Mỹ sau mấy ngày hai bên phát tín hiệu “khó đàm phán” với nhau.
Trade deal với Việt Nam còn được giới phân tích phương Tây xem là một lời cảnh tỉnh với bất kỳ ai xem ông Trump chỉ “làm màu” về thuế quan. “Trump is serious about tariff” trong video phân tích của WSJ (link xem ở đây)
Bài của WSJ nhắc thẳng 2 ngành là dệt may và hàng điện tử dùng nhiều nguyên liệu và linh kiện từ Trung Quốc.
Điều thứ hai là deal với Việt Nam tạo sức ép cho các nước khác phải đẩy nhanh tiến trình đàm phán. Nhưng do hạn chót đang đến gần, team thương mại của Mỹ không thể thương lượng với nhiều nước một lúc, thì cách duy nhất là ông Trump sẽ gửi thư đơn phương (nghe giống tình đơn phương) để “chốt” luôn số thuế quan với các nước. Cụ hù là 10-20 đến 60-70. Cứ chờ xem sao.
Ở đây, rõ ràng Mỹ đang lấy Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu để khiến các nước đẩy nhanh đàm phán, mặt khác là một thắng lợi chính trị trước 4/7 (song song với cái luật chi ngân sách “To và Đẹp").
Các nước sẽ nhìn VN ra sao, nhất là Trung Quốc? Việt Nam trong một thế cờ khó Mỹ-Trung
Nhiều tờ báo phương Tây lẫn phương Đông lần lượt phản ánh quan điểm là Trung Quốc sẽ không vui với cái deal US-VN này. Trung Quốc xem đây là một thế bao vây về thương mại có tính chiến lược của Mỹ.
Tờ South China Morning Post viết một bài về chuyện “transshipped goods” kiểu như lo lắng cho Châu Á, nhưng kỳ thật là lo sợ cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Điều mà cả báo Trung và báo Mỹ đồng ý với nhau là chỉ mặt đặt tên thẳng câu chuyện transshipping là nhắm vào China-South East Asia trade, không tránh né.
Ngày 3/7, Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc lên tiếng về thỏa thuận Việt-Mỹ, khẳng định rằng việc Mỹ áp đặt "thuế quan đối ứng" lên các đối tác thương mại toàn cầu là một hành động bắt nạt đơn phương điển hình, điều mà Trung Quốc kiên quyết phản đối.
South China Morning Post trích dẫn MUFG cho rằng phía Mỹ làm quá lên chứ transshipping là không có gì ghê gớm và ngầm cho rằng người Mỹ thật ra muốn mượn cớ để giảm vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khu vực Châu Á (“the US was determined to reduce China’s role in the region’s supply chain”).
Chúng ta cần hiểu thêm bối cảnh hiện nay. Trung Quốc đang cảm giác họ đang bị bao vây, không chỉ bởi Mỹ.
Trung Quốc hiện không chỉ đối mặt với đòn đánh từ Mỹ, mà còn bị EU tấn công và đang đáp trả với việc hai bên liên tục áp thuế qua lại.
Cuộc chiến thương mại do ông Trump dẫn đầu có thể sẽ lây lan thành một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, tờ New York Times cho rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ làm deal thương mại US-Vietnam chậm tiến độ vì mâu thuẫn trong quan hệ của VN với 2 cường quốc. Mấu chốt của câu chuyện là góc nhìn rất “diều hâu” của team đàm phán thương mại của Mỹ về transshipment (bài How China Stands in the Way of a U.S.-Vietnam Trade Deal - The New York Times) . Ví dụ:
Không chỉ Peter Navarro mà Bộ trưởng thương mại Howard Lutnick cũng có quan điểm là trong 136 tỷ đô hàng Việt Nam xuất sang Mỹ thì tới 90 tỷ đô là hàng Trung Quốc được marked up lên.
Bloomberg tường thuật điều trần của ông Lutnick trước quốc hội Mỹ trong bài US to Keep Pressure on Vietnam Over China Imports, Lutnick Says như sau
Và ông Bộ trưởng thương mại nhấn mạnh là Việt Nam có cho tất cả hàng Mỹ miễn thuế và gỡ hết hàng rào thuế quan thì Mỹ cũng không “nhẹ tay”.
Ít ra chúng ta có thể hiểu được quan điểm ban đầu của dàn MAGA trực tiếp đi đàm phán là “136 tỷ thì 90 tỷ là hàng transshipping”. Đó là mức nói thách của họ, giờ Việt Nam phải trả giá xuống.
Một số thủ tục trong các đàm phán thương mại trước đây gợi ý rằng chứng nhận xuất xứ (C/O) và các biện pháp kiểm tra hậu kiểm củaU.S. Customs and Border Protection có thể sẽ được sử dụng. Nhưng nhiều nghiên cứu về transshipment cho thấy thực tế thực thi kiểm tra không hề đơn giản, cộng thêm yếu tố kỹ thuật phức tạp của các tài liệu kỹ thuật, và với quan điểm “làm chặt” của người Mỹ, thì thực thi là một thách thức, chứ không đơn giản như một số người nói bấm nút là tra ra hết được.
Và một số chuyên gia ở các đại học Mỹ đã chỉ ra là có một mạng lưới làm giả chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp ở Trung Quốc lẫn Mỹ để giúp bà con hạ thuế quan.
Thuế quan càng cao thì lợi ích càng lớn, bà con càng có động lực “chơi chiêu”.
Thách thức giám sát và tuân thủ cho cả phía Việt Nam và Mỹ vì vậy đều không nhỏ.
Và với Việt Nam, nghe lời Mỹ hết thì cũng là một rủi ro chính trị lớn. Cuối tuần này, Trung Quốc đang đánh hơn năm dòng thuế mới đáp trả hàng từ EU vì cho rằng EU liên kết với Mỹ ép Trung Quốc. Đó là một lời cảnh báo cho Việt Nam. New York Times nhắc:
But for countries like Vietnam, going along with what the United States wants is geopolitically risky.
Một số thông tin về Luật Ngân Sách “To và Đẹp” của ông Trump
Bạn nào không rảnh theo dõi có thể xem bài tóm tắt bên dưới và vài cái chart là hiểu liền.
Siêu luật 'Lớn và Đẹp' của ông Trump có gì?
Màu xanh là cắt giảm, màu đỏ là chi tăng thêm. Tăng hỗ trợ thuế, tăng chi quốc phòng và tăng giám sát biên giới để chặn người nhập cư. Giảm chi Green Energy, Bảo hiểm y tế và Food benefit.
Và tác động xấu chủ yếu là người thu nhập thấp gánh hết. Cái này tranh cãi ở Mỹ vì một số là team MAGA của ông Trump và một số mà bà con cho là người lười biếng thì họ thật ra bị bệnh nặng thiệt. :)
Bạn nào muốn đọc thêm thì đọc ở đây nha
Republicans and Economists at Odds Over Whether Megabill Will Spur Growth Boom
What Trump’s massive bill would actually do, explained
‘Big beautiful’ tax bill summary: what does it mean for Medicaid?
The big beautiful bill reveals the hollowness of Trumponomics
Top five tax changes for the wealthy in Trump’s ‘big beautiful bill’
TIN NÓNG CUỐI TUẦN
Giang hồ đang đồn tùm lum về tin ông Tập mất quyền lực (đồn cả mấy tháng nay rồi). Trà xanh chanh đá bàn tá lả. Giờ ông Tập không đi dự BRICS summit càng làm tin đồn dữ dội hơn.
BBC thì tóm tắt lại các tin đồn này trong bài Ông Tập Cận Bình không dự BRICS giữa tin đồn về quyền lực lung lay
Báo phương Tây và báo Trung thì không bàn quyền lực lung lay mà chủ yếu nói là do không vui vì Ấn Độ được đối xử ngon lành hơn.
Guardian thì cho biết là ông Putin cũng không dự và xem đây là BRICS rạn nứt
Anh Musk tuyên bố thành lập đảng America Party. Anh làm King Maker xong bị King đuổi đi, anh tức, anh lập thiên địa hội để đối đầu.
Vì mình post nhiều hình quá nên hết cho post chart of the week rồi, mình sẽ post riêng sau nha. Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.
Bạn nào chưa đăng ký Đọc Chậm mà muốn qua năm mới có mấy bài như vầy để đọc cuối tuần thì có thể đăng ký ở bên dưới nha, hổng tốn tiền.