Ba xạo thời trí tuệ nhân tạo
Bài đọc trong tuần - Những câu chuyện chính trị & kinh tế
Market view tuần này
Ba xạo thời trí tuệ nhân tạo
Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần vừa qua có cái bài tựa rất là hay “Ba xạo thời trí tuệ nhân tạo”. Vậy là “ba xạo” kiểu gì?
Ý của bài đó là nói về hiện tượng AI washing mà các cơ quan quản lý đang cảnh báo là công ty niêm yết đang chém gió là “anh xài AI dữ lắm nha mấy đứa”.
Thực tế là AI chạy bằng cơm. Ví dụ trường hợp của Amazon gần đây. Nôm na là Amazon chém gió là công nghệ AI dùng để kiểm chứng các bạn đi mua hàng Amazon Go rồi đi về, tự AI sẽ gửi bill hàng bạn đã mua cho bạn. Thực ra là hơn 1000 AI chạy bằng cơm ở Ấn Độ đang ngồi check 3/4 số giao dịch đó.
The AI-powered system enables customers at many of its Amazon Fresh and Amazon Go shops to simply pick their items, and then leave.
The AI uses lots of sensors to work out what you have chosen. You then get automatically billed.
However, back in April it was widely reported that rather than solely using AI, Just Walk Out needed around 1,000 workers in India to manually check almost three quarters of the transactions.
Cái này là một dạng AI washing mà SEC đã cảnh báo nghiêm túc với các công ty.
Vậy AI washing là gì?
Nói đến AI washing thì có nhiều dạng. Nhưng phổ biến nhất là cái loại này mà Guarding và BBC bóc phốt:
Một số công ty tuyên bố sử dụng AI khi họ thực sự đang sử dụng công nghệ ít phức tạp hơn, trong khi những công ty khác lại phóng đại tính hiệu quả của AI so với các kỹ thuật hiện có hoặc cho rằng các giải pháp của họ hoạt động hoàn toàn dự trên AI trong khi thực tế không phải như vậy.
Chính thị trường tài chính đã làm hư mấy anh công ty chứ ai. Các founder sợ là nếu không chém gió về AI thì không ai sẽ tài trợ vốn.
"Some founders seem to believe that if they don’t mention AI in their pitch, this may put them at a disadvantage, regardless of the role it plays in their solution," says Mr Ayangar.
Trong SP500 thì số earnings calls nói về AI cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Và đây là phân bổ trong những ngành nói về AI. Theo bạn khả năng ngành nào sẽ chém gió nhiều nhất?
Hồi 2020, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Vũ đã viết cảnh báo về khả năng ba xạo thời trí tuệ nhân tạo này:
Một người bạn bảo: Này, anh biết không, ai nuôi mèo thì thường có mức lương cao hơn người nuôi chó! Nếu chỉ ngưng ở đó, người nghe rất dễ phán “ông nói xạo” và người nói cười xòa.
Nhưng người nói tiếp tục khăng khăng rằng anh ta mới nghe một bài nói chuyện rất nghiêm túc trên TED Talk về đề tài này. Trong bài nói chuyện đó, diễn giả giải thích người nuôi mèo thường thích tính độc lập, người nuôi chó thích sự trung thành, và ai thích độc lập thường có tố chất NVT hay NVS gì đó tớ quên rồi, tố chất này giúp họ dễ thăng tiến nên lương cao hơn là chuyện đương nhiên. Đến đây, rất có thể ông bạn đã tin sái cổ, bởi ông kia ba xạo theo kiểu cao cấp.
Ba xạo cao cấp là dùng dữ liệu, biểu đồ, dẫn chứng, minh họa, lý thuyết... để củng cố câu chuyện mình kể, bất kể thông tin đúng hay sai, hợp lý hay phi lý. Câu chuyện chó mèo lúc trà dư tửu hậu nói trên mà vào tay một nhà nghiên cứu, bỏ công ghi nhận dữ liệu ở thành phố New York - nơi mức lương thường cao hơn hẳn nơi khác và rất khó nuôi chó so với các thành phố khác ở mạn trên tiểu bang New York, nơi lương thường thấp hơn và đất rộng nên dễ nuôi chó hơn - rất dễ cho ra một công trình công phu, dữ liệu chính xác nhưng kết quả cũng chỉ là ba xạo.
Có rất nhiều nghiên cứu loại này. Năm 2016, có hai nhà nghiên cứu công bố công trình dùng công nghệ học máy để phát hiện các đặc điểm trên gương mặt người gắn với tội phạm. Họ tuyên bố với thuật toán của họ, chỉ cần nhìn vào hình chụp chân dung, có thể phán đoán ai là tội phạm, ai là dân vô tội với độ chính xác cao. Báo chí rùm beng lên, cho đó là một thuật toán vô nhân đạo, vô đạo đức ...
Người ta không nhận ra và rồi quên rằng bản thân cái nghiên cứu này là đồ ba xạo vì tác giả dùng ảnh sưu tầm trên mạng để đưa vào nhóm người bình thường, xin ảnh của cảnh sát chụp những kẻ từng phạm tội để đưa vào nhóm tội phạm. Chừng đó cũng đủ để ném nghiên cứu đó vào sọt rác vì ảnh tội phạm lúc nào cũng chụp xấu, người bị chụp đang lo sợ, hoang mang hay gầm gừ phản ứng. Ảnh bình thường ai cũng muốn chụp cho đẹp hẳn lên.
Chưa kể tác giả chỉ ra những đặc điểm của chân dung tội phạm, trong đó có những diễn đạt rất phức tạp để miêu tả với kích thước so sánh, tỉ lệ này nọ, hóa ra cũng để chỉ gương mặt không cười. Nhưng có đời nào hình cảnh sát chụp kẻ phạm tội mà đang cười tươi?
Đáng tiếc, thế giới nghiên cứu đầy rẫy các công trình như thế nấp dưới các câu văn phức tạp, các công thức tính toán dài dòng, các lập luận dắt dây rất khó lần ra manh mối.
…
Năm 2009 tạp chí Nature đăng bài miêu tả một công trình nghiên cứu của Google, dựa vào các từ khóa người dùng gõ tìm kiếm như “sốt”, “đau đầu”, “triệu chứng cúm”, “tiệm thuốc tây gần tôi”, Google có thể tiên đoán sớm và chính xác dịch cúm sẽ diễn ra ở địa phương nào còn nhanh hơn giới y tế. Nghiên cứu này gây xôn xao dư luận, ai nấy đều hăm hở tin rằng giờ là thời của “dữ liệu lớn”, chỉ cần có “dữ liệu lớn”, mọi phương pháp khoa học khác đều lỗi thời. Bản đồ cúm của Google thành một thứ hàng “hot” khắp nơi. Đến năm 2014, thiên hạ mới ngã ngửa: càng ngày dự đoán cúm của Google càng sai thực tế. Cuối cùng Google phải hủy bỏ dự án và lấy trang “xu hướng cúm” xuống trong ê chề. Sai lầm của họ là chọn các cụm từ để dự báo cúm, trên thực tế không hề có mối quan hệ nhân quả nào như Google nhầm tưởng.
…
Trí tuệ nhân tạo (AI) hay học máy đều cần dựa vào dữ liệu, thuật toán có hay ho đến đâu mà dữ liệu sai, dữ liệu tầm bậy thì chắc chắn sẽ ra kết quả ba xạo.
Đọc toàn bài tại đây: Cẩm nang vạch mặt ba xạo
SEC đã có những cảnh báo và team enforcement đã có hành động giám sát AI washing ở Mỹ.
SEC Enforcement Director Warns Against AI Washing
SEC fires ‘AI washing’ warning shot
SEC Head Warns Against ‘AI Washing,’ the High-Tech Version of ‘Greenwashing’
Đây là một cái trạng thái tạo ra do nhiều người ở phía ngược lại của những người nghi ngờ về AI (AI skeptics), đó là những người cuồng AI, bảo là cái gì AI cũng làm được, giống mấy bạn nói kiến thức giờ là có thể học trên Internet, bất cứ đâu. Nhưng bạn cũng có thể học nhầm kiến thức bậy mà người ta viết trên Internet.
… công nghệ đã giúp ba xạo lan rộng hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây
Vậy chúng ta có thể làm gì?
Ứng dụng AI có thể là ba xạo, cũng có thể sáng tạo. Quan trọng là người dùng.
Bài đọc trong tuần - Những câu chuyện chính trị & kinh tế
Bầu cử ở Anh và Pháp: Các đảng cầm quyền tan tác
Labour và Lib Dem thắng lớn, Conservative thua thê thảm. Anh em chuẩn bị mà nộp thuế. :)
Wall Street Sees Dollar Regaining Strength After Recent Drop - USD giảm lại nhưng chưa nên chủ quan. Dù vậy, trong bối cảnh Việt Nam, mình nghĩ là giai đoạn sức ép căng nhất có thể đã qua rồi.
After Biden’s Debate Performance, the World Should Prepare for Trump - Khả năng Trump thắng là rất có thể và đó là sẽ điều tệ cho nhiều nền kinh tế xuất khẩu nhiều vào Mỹ. Không chỉ Trung Quốc, mà còn có Việt Nam
Bác Stiglitz bảo Trump cũng sẽ tệ cho kinh tế Mỹ: There’s No Debating Who Would Be Better for the US Economy
Nhưng nói chung, cũng sẽ có một tầng lớp hưởng lợi, vì vậy chắc chắn nhiều người sẽ không đồng ý. Quan trọng là đọc quan điểm và những key analysis framework (để biết nếu bác sai, thì cái key problem ở đâu).
Market view tuần này - Trạng thái funding cho thị trường vẫn thoải mái, low volatility, nhìn chung lành mạnh.
View của mình vẫn duy trì, market trong trạng thái khá là thoải mái, funding liquidity ổn, low volatility, đa số các tài sản pick up, trừ hàng China down, nhưng tiền vào China mấy tuần tháng 5 và 6 đủ mạnh rồi nên giờ điều chỉnh là thường, nhất là sau khi chính quyền tiếp tục bắt bớ.
Đợt giảm mạnh của Bitcoin chủ yếu do câu chuyện bán hàng của chính phủ Đức, Mỹ và Mt. Gox, cũng như có người nghĩ là anh em ETF có thể ăn theo bán hàng ra.
Bị hội đồng vậy nên rớt là phải rồi.
Bitcoin đâu mà các chính phủ bán ra? Thu của anh em xã hội phạm tội bị bắt chứ đâu.
Ví dụ "Local authorities had previously seized bitcoin via various criminal cases, including pirate portal Movie2k."
Chính phủ Ấn, Trung và Hàn cũng đều từng có mấy vụ bắt và tịch thu không nhỏ, nhưng chưa thấy nói gì. Chắc là đợi được giá hơn nữa mới bán. Những chính phủ Châu Á dư tiền, không cần bán gấp.
Đây đều là các one-off event, bán hết rồi thôi (chưa bắt được tiếp tội phạm thì lấy đâu crypto bán nữa).
Có người đoán ETF sẽ có outflow theo. Thì rồi sẽ có inflow lại ở một điểm nào khác thôi mờ. Điểm đó điểm nào thì mình không biết.
Bài học rút ra: khi nào các chính phủ cần crypto chơi, thì cứ đi bắt anh em xã hội là có. Nguồn cung dự trữ uy tín.
Ở phía vàng, thì call qua 2400 và chạm 2500 trong năm nay của Goldman và Deutsche có lẽ vẫn có thể thành hiện thực.
Phía Yên Nhật, pressure về 170 vẫn có với số vị thế đầu cơ vẫn giữ bất chấp rủi ro can thiệp sau khi rớt nhanh khi về gần 162.
Tuy nhiên, so với đầu tuần bạn thấy mọi thứ lật mặt khá nhanh, nên không nên quá tự tin vào một vị thế nào, thấy ngược trend thì cắt lỗ thôi, đúng trend thì mở stoploss ở chỗ có lời kha khá để bảo vệ lợi nhuận. Tồn tại là quan trọng. Sau bầu cử Mỹ chắc chắn còn nhiều game chơi. Đừng liều mạng hết đạn lúc này.
Viết xong bài hai cha Anh-Thụy Sĩ vẫn chưa đá vô trái nào.
Bạn nào chưa đăng ký Đọc Chậm mà muốn đăng ký có thể bấm ở đây nha. Không tốn tiền :)