Đọc chậm 8/4: Tăng trưởng, lạm phát và liệu có suy thoái?
Nội dung chính
Liệu có suy thoái? Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi?
Chuyên đề - Câu chuyện tăng trưởng của TP.HCM
Chuyên đề - Doanh nghiệp kêu cứu
Các tin đáng chú ý về kinh tế và thị trường trong tuần
Tin xã hội đọc giải trí - Ra ngõ gặp life coach & Câu chuyện TikTok
Liệu có suy thoái? Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi?
Đầu tiên là phải đặt câu hỏi là suy thoái là cái gì? Nếu theo kỹ thuật là suy thoái là tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp thì mình nghĩ chắc không, ngay cả với Mỹ.
Tuy nhiên, tăng trưởng rất chậm thì chắc có lẽ là có từ phía Mỹ & Châu Âu. Rất chậm có nghĩa là giảm mạnh so với năm ngoái và bình quân chung. Nguyên nhân chủ yếu là nằm ở phía tín dụng. Đầu ra tín dụng hiện nay đang bị siết rất mạnh trong khi lãi suất đang tăng (xem chart của JPM bên dưới). Điều kiện cho vay của Mỹ đang thắt chặt rất nhanh, đặc biệt là với doanh nghiệp nhỏ. Thất nghiệp chắc chắn sẽ tăng. Đồ thị của khu vực Eurozone tương tự, nếu không nói là tệ hơn.
Tín dụng thắt chặt, lãi suất cao và neo lâu, tất yếu tăng trưởng giảm và thất nghiệp tăng. Kinh tế đi xuống là tất yếu. Dòng cổ phiếu tiêu dùng và thuận chu kỳ ở Âu-Mỹ sẽ kẹt. Các bank và insurance companies sẽ bắt đầu cắt cổ tức, lấy vốn về phòng thủ. Xây thành cao, tích đủ lương sống qua kỳ khó khăn.
Do vậy, lãi suất của Mỹ có thể không cần phải tăng quá nhiều nữa, vì bản thân tín dụng đã kẹp lại, nghĩa là song song với lãi suất cao, ngân hàng đã ôm tiền lại không bung tín dụng dễ dãi nữa. Cộng với việc giá nhiều mặt hàng chững lại, lạm phát sẽ trượt về 3-4%, nhưng mục tiêu dài hạn là 2%, nên Fed sẽ phải duy trì lãi suất cao và có thể vẫn phải tăng lãi suất ít nhất một lần nữa, có thể là 0,25%.
Ở đây xuất hiện cơ hội cho dòng cổ phiếu big tech, vì dòng này không ngại chuyện lãi vay nhiều, bản thân là các nhà máy sản xuất cash, đồng thời có thể canh anh em startup và small tech khó khăn mà đi đập chết ăn thịt. Tuy nhiên, dòng này đã tăng khá mạnh từ đầu năm, sau khi bị dập te tua năm ngoái. Vì vậy còn tăng tốt được không là câu hỏi, hay lê lết thêm 5-10% từ đây tới cuối năm thôi? So với năm ngoái thì Google, Amazon, Tesla vẫn đang down 30%+, anh em big tech khác và tech có độ phủ media cao vẫn down khoảng 10-15%. Dư địa là còn, khả năng vẫn có tiền mới vào big tech, nhưng vô được nhiêu thì chưa rõ. Tiền lần này phải là tiền của tổ chức, vì xem ra anh em retail investor đuối rồi.
Cần lưu ý tech không miễn nhiễm với rủi ro tăng trưởng rất chậm trong nền kinh tế, vì sự thật là nó bán services cho các công ty, chỉ là nó ít bị ảnh hưởng hơn vì nó phục vụ công ty lớn (vẫn grow, vẫn vay được tiền) và là core business của các công ty còn cầm cự được. Trong bối cảnh ai cũng kẹt, thì big tech vẫn nương theo đà của công ty lớn mà tăng trưởng được, huống chi là các anh vừa cắt 1 đống chi phí.
Nhưng tiềm năng đó không ngon lành bằng nhóm cổ phiếu hàng Trung Quốc, vì trái với phía Âu-Mỹ, Trung đang nới lỏng tín dụng (xem hình dưới, khác với cái chart đã standardize của JPM, cái này đơn giản là tín dụng tăng thì bay lên, tháng 2 nhìn thấy một pha cất cánh khá dữ). Giá nhà cũng đã dừng rơi và tăng lại. Trung Quốc đang dần ra khỏi khu rừng (dù chỉ đang mới ra tới bìa rừng, hi vọng không quay xe lại).
Nói chung, tình thế này cho thấy rõ, do xu thế nới lỏng và thắt chặt khác nhau, nên Mỹ đang siết tín dụng - tăng lãi suất, còn China thì làm ngược lại (chẳng qua là vì anh siết quá mạng 2021-2022, nhìn mấy tháng tín dụng tăng trưởng âm mà kinh.
Dù vậy, nhiều bank China đang báo lỗ và hậu quả của đợt siết kinh tế 2022 giờ mới báo lên bảng cân đối và lợi nhuận của Chinese bank. Nói vậy để thấy, hậu quả siết tín dụng đợt này ở Mỹ sẽ chỉ thể hiện ra hết sau 1-2 quý nữa. Bank & consumer stocks sẽ là chỗ khó chơi. Chinese stocks vẫn dễ hơn vì vĩ mô ủng hộ.
Chuyên đề - Câu chuyện tăng trưởng của TP.HCM
Ở đây mình tổng hợp những bài cả mới và cũ để các bạn tham khảo nhiều cái nhìn tổng quát
TP.HCM tăng trưởng chậm: Ba cái thiếu của "người khổng lồ chân đất sét"
Ông Nguyễn Văn Nên: 'Kinh tế TP HCM giảm sâu hơn dự báo'
Kinh tế quý I: Nỗ lực trong gian khó
Chính phủ trình Quốc hội 7 nhóm chính sách đặc thù cho TPHCM
Vì sao chính sách đặc thù cho TPHCM lại rất quan trọng cho cả nước? - Ý kiến của anh Bùi Trinh
Ông Bùi Kiến Thành: Tư duy khác về cơ chế đặc thù cho TPHCM - Một vài góc nhìn đáng chú ý
Chuyên đề Doanh nghiệp kêu cứu
'Doanh nghiệp tư nhân trong nước 'nhạy cảm nhất' với rủi ro pháp lý'
Doanh nghiệp lại kêu cứu - Bài 1: Khó hoạt động bởi quy định phòng cháy chữa cháy
Doanh nghiệp lại kêu cứu - Bài 2: “Khản tiếng” với chuyện hoàn thuế, đánh thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp lại kêu cứu - Bài 3: Vốn kinh doanh - sự khốn khó tận cùng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp nước ngoài kêu khó xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Doanh nghiệp 'than trời' vì thiếu vốn, thiếu đơn hàng
Các tin đáng chú ý về kinh tế và thị trường trong tuần
Vì khá dài và nhiều nên mình phải mở một mục riêng ở đây nha các bạn. Có mấy câu chuyện về làm sao NHNN kéo được lãi suất xuống, và câu chuyện về cải cách ngân hàng ở Tây, các view thị trường của các tổ chức, Samsung thua lỗ, IMF cảnh báo tăng trưởng 5 năm tới chậm nhất trong vòng 30 năm.
Link: Daily news 3 Apr - 7 Apr
Tin xã hội đọc giải trí - Ra ngõ gặp life coach & câu chuyện TikTok
Tôi đã lãng phí thời gian và tiền bạc với life coach như thế nào
Mỹ, TikTok, lệnh quan và ý dân
TikTok & những người "nghiện mà ngại"
Duolingo: Thú đau thương của vừa chơi vừa học
Truy tố Trump: Nếu nhà vua không chết…
Games are a weapon in the war on disinformation - Ghê chưa …
Đăng ký nhận Đọc chậm
Bạn nào muốn nhận list đọc chậm hàng tuần mà chưa đăng ký thì đăng ký theo dõi Substack của mình ở đây nha. Trang này là free, nhưng khi bạn bấm vào sẽ có mục Pledge, nghĩa là bạn cho biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho đọc. Cái này là thiết kế mới của Substack, mình không thay đổi được. Bạn có thể chọn “No pledge” là xong, không tốn tiền. Nhưng bạn cũng có thể chọn giá để mình biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để đọc “Đọc chậm” (cũng không tốn tiền, chỉ để mình biết thôi).