Đọc chậm 14/8: Tương lai Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư như thế nào?
Và sự trỗi dậy trở lại của kinh tế Nhà nước ở Trung Quốc
Quan hệ Trung - Mỹ: Ly nước đã hất đổ… Chú Danh Đức có một bài phản ánh quan điểm của rất nhiều người có hiểu biết và có nhiều kinh nghiệm trong giới đầu tư về câu chuyện Trung-Mỹ gần đây - một chương mới đầy bất trắc đã bắt đầu.
Đoạn quan trọng liên quan đến ASEAN
Chưa bao giờ các ngoại trưởng ASEAN lại nhanh chóng nhất trí với nhau như lần này, khác với nhiều lần dùng dằng phe này, phe kia trước đây.
Hôm 3-8, các ngoại trưởng ra "Thông báo về diễn biến trên eo biển [Đài Loan]" mà ngay câu đầu đã thể hiện "tâm tư" chung: "ASEAN quan tâm đến sự bất ổn quốc tế và khu vực, đặc biệt là trong diễn biến gần đây ở khu vực tiếp giáp với khu vực ASEAN".
Các diễn tiến đó, dù là tập trận hay phong tỏa, cũng là ngay sát ASEAN, mà nếu "tính toán sai lầm" sẽ dẫn đến "đối đầu nghiêm trọng", "xung đột công khai hậu quả khó lường giữa các cường quốc", từ đó "làm mất ổn định khu vực".
Cụm từ "làm mất ổn định khu vực" nay không còn chung chung, xa xôi nữa, mà là hết sức cụ thể cả về không gian lẫn thời gian - hậu quả đầu tiên là "chặn đường, chặn sá" cả khu vực quanh Đài Loan, lối đi chánh trổ lên Nhật Bản, Hàn Quốc hay đảo Guam và xa hơn nữa, vốn là tuyến thương mại - hàng hải huyết mạch của cả châu Á.
Trung Quốc phong tỏa Đài Loan thì ai thiệt? Lưỡng bại câu thương
Không chỉ các nước khác bị nghẽn tuyến hàng hải qua Đài Loan, ngay cả Trung Quốc cũng rất cần con đường đó được thông thoáng cho hàng hóa ra vào những hải cảng chính ở khu vực
kinh tế trọng điểm đông nam đất nước. Phong tỏa ngắn hạn thì Đài Loan ngất ngư, song kéo dài thì sẽ thành lưỡng bại câu thương.
Nhìn xa hơn nữa, quan hệ Trung - Mỹ giờ chắc chắn không còn lành lặn, và điều đó sẽ để lại hệ quả lâu dài không chỉ cho những bên trực tiếp liên quan.
Về mặt đầu tư, thương mại, nó sẽ tạo ra sự bất ổn đáng kể với giới kinh doanh mà công cụ để hedge lại rủi ro này hầu như không có. Doanh nghiệp Mỹ cần thị trường và chuỗi cung ứng của Trung Quốc, nên không phải bạn không đầu tư vào Chinese stocks là xong.
Vậy làm sao Trung-Mỹ không đánh nhau vì Đài Loan? Bài này đưa ra một vài đánh giá. How to prevent a war between America and China over Taiwan
Câu chốt không có gì lạc quan lắm: It is becoming ever harder.
War is not inevitable. For all Mr Xi’s ambition, his priority is to keep a grip on power. If the invasion of Ukraine teaches one lesson, it is that even a supposedly easy victory can turn into a drawn-out struggle, with ruinous consequences at home. America and Taiwan do not have to prove that a Chinese invasion would fail, just cast enough doubt to persuade Mr Xi to wait.
Kinh tế Mỹ: Suy thoái, không suy thoái, hay tự hoàn thành suy thoái? Bài này của thầy Thơ đề cập đến nhiều câu chuyện thú vị.
Có 2 điểm nhấn mình rất đồng tình trong bài của thầy Thơ.
Thứ nhất, là chuyện ngân hàng Mỹ đang rất an toàn dù một đợt suy thoái rất tệ diễn ra. Nhưng với thị trường mới nổi là chưa chắc. Điều này ủng hộ một cách tiếp cận thận trọng của NHNN Việt Nam với tín dụng.
Để chuẩn bị kịch bản khả năng suy thoái nghiêm trọng, vào tháng 6, Fed đã thực hiện bài kiểm tra “stress test” đối với 33 ngân hàng lớn nhất. Các kịch bản “stress test” bao gồm giả định: giá bất động sản thương mại giảm 40%, giá cổ phiếu giảm 55%, tình trạng kiệt quệ tài chính cực cao trên thị trường nợ doanh nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10% - một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn nhiều so với các dữ liệu hiện tại.
Kết quả là tất cả 33 ngân hàng đều vượt qua bài kiểm tra cực khó. Trong một loạt các kịch bản giả định về “ngày tận thế” do Fed soạn thảo, các ngân hàng có khả năng mất vốn tổng cộng 612 tỷ USD và tỷ lệ an toàn vốn, tuy giảm xuống mức 9,7%, nhưng vẫn còn cao hơn yêu cầu vốn tối thiểu. Nhìn chung, hệ thống ngân hàng Mỹ là nơi khá an toàn, ngay cả khi xuất hiện một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên đó có thể là một cơn ác mộng đối với hệ thống ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi.
Thứ hai, là câu chuyện rủi ro suy thoái có thể do chính xung đột đảng phái của Mỹ tạo ra.
Nhiều người đang lo sợ trò chơi chính trị đảng phái sẽ xuất hiện sau kỳ bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tháng 11 năm nay. Nếu đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng và Hạ viện, họ sẽ ngăn bất kỳ chương trình nghị sự cứu nguy nền kinh tế nào của Tổng thống Joe Biden. Có khi cuộc khủng hoảng “tự hoàn thành suy thoái” đến từ đây.
Để hiểu thêm, bạn có thể đọc bài này của cụ Michael Spence: Make America Invest Again
Mỹ muốn vươn lên tiếp cần phải đầu tư. Mà đảng phái đấu nhau chặn đường đầu tư thì chết cha rồi.
Trên con đường phát triển kinh tế với vai trò nổi lên trở lại của kinh tế Nhà nước ở Trung Quốc hiện nay, các ông trùm kinh tế tư nhân sẽ phải ứng phó như thế nào? Economist có một bài phân tích hiện trạng. Meet China’s new tycoons
Bài này có vài cái chart hay, cho thấy sự trỗi dậy trở lại của kinh tế Nhà nước ở Trung Quốc trong vài năm gần đây. Ví dụ cái này cho thấy Nhà nước đang mua lại cổ phần chi phối trong nhiều công ty tư nhân của Trung Quốc.
Một bài phân tích về việc vì sao nước Anh có năng suất kém. Britain’s productivity problem is long-standing and getting worse
Phân tích này có thể tham khảo cho nhiều nước khác, bao gồm Việt Nam về chuyện làm sao nâng năng suất lao động (nghĩa là đẩy nhanh tăng trưởng GDP). Câu chuyện ở đây là làm sao khiến các doanh nghiệp đang bị tụt lại phía sau, đang là những con zombie thoát khỏi kiếp zombie. Không hề dễ.
Đọc xong bài này thì mình nghĩ là tương lai của Anh, và cả nhiều nước Châu Âu đều sẽ không khá lắm, lý do là vì cái khu vực kinh tế tụt lại phía sau này đang được bảo vệ bởi những thể chế chính trị-xã hội của Châu Âu. Nhà đầu tư overweigh US stock có lý do của họ.
Sách đọc về central bank: Mình mới order 2 cuốn này sau khi đọc bài điểm sách này. Ben Bernanke and Edward Chancellor square off on monetary policy
Giải trí cuối tuần: Anh em chơi meme stock đã quay lại! Meme stock investors are back
Bạn nào muốn nhận email các bài đọc cuối tuần này thì có thể đăng ký ở đây nha.