11. Nghỉ việc đi chơi stock cả ngày
Sai lầm này xuất phát từ việc bạn bỏ qua vài lợi ích thực tế của công việc.
Một lợi ích quan trọng là những kiến thức bạn thu thập từ công việc mà bạn không biết. Ví dụ, có thể trước đó bạn đi làm tổ chức tài chính, một vài thông tin coi như là đương nhiên có giờ không dễ có nữa. Một sếp đi ngang bảo "Chỗ A sắp chốt deal hay sắp trả cổ tức x%" là tự nhiên mua đại rồi lời.
Ngày xưa mình quánh FX mà còn ở ngân hàng thì thấy thắng nhiều. Sau này ra ngoài làm việc khác thì thấy không còn dễ như vậy nữa. Cái nội lực tích lũy từ công việc mỗi ngày tiếp xúc với cả chục cái báo cáo gần trăm cái email nhận định "tào lao", đặc biệt là ngồi nhìn giá chạy liên tục 6-7 tiếng/ngày là không thể thay thế.
Vậy nhưng mà nếu tập trung vào công việc thì không thể trade tốt, nhất là nếu day trade hay trade với horizon 1-2 ngày (vì không có thời gian canh).
Đúng rồi, nhưng mà nếu làm tốt công việc thì sẽ có thể x2, x3 tài sản thông qua x nhiều lần tiền lương, rồi lấy tiền đầu tư vào mấy cái news hay tip "tào lao" mà sếp hay đồng nghiệp đi ngang drop qua cho, hoặc từ mấy cái báo cáo gửi cho (mà khi bạn follow thị trường và đọc hàng đống recommendation một ngày, bạn sẽ tự hình thành trực giác là ông bà nào đang bắt dòng tiền đúng). Giàu lớn thì không biết được không, nhưng kiếm tiền mỗi ngày đều đi ăn nhà hàng 4 sao trở lên thì được, cái này mình confirm mình làm được trong giai đoạn 2004-2006 từ một đứa tay trắng, thậm chí dư tiền cho 2007 qua Úc đập phá.
Như mình hiện nay vẫn đi làm và tham gia nhiều vị trí tư vấn nhỏ nhỏ, vì các vị trí đó cho phép mình access được nhiều người, giữ nhiều mối quan hệ cũng như có nhiều tài liệu mỗi sáng gửi tới mình qua email hay tin nhắn. Đó là một cỗ máy lọc thông tin cực kỳ hiệu quả và khổng lồ.
Bạn có vị trí có thể giúp người ta khi cần, hoặc thỉnh thoảng share cho người ta cái gì hay, thì khi có cái gì hay, người ta mới message cho bạn.
Ngay cả bạn không làm trong ngành tài chính, mà y tế, vận tải, tiêu dùng, bán lẻ, .v.v bạn vẫn sẽ có rất nhiều cơ hội mà chỉ cần bạn là dân trong ngành và hiểu biết sâu về ngành tạo ra.
12. Tập trung vào networking quá nhiều mà không tập trung nâng cao năng lực bản thân và làm tốt công việc
Ngày xưa mình cũng rất chăm chỉ networking. Đến một ngày mình nhận ra là mình chưa bao giờ thật sự đặt được 1 chân vào những cái network mà mình muốn cả, trong khi mình xao nhãng những cái network chất lượng thật sự bên cạnh như người thân, bạn bè, và chính sếp của mình.
Có những mối quan hệ rất trọng yếu mà mình "take it for granted", hưởng mà không thèm vun đắp như gia đình, bạn bè thân nhiều năm, mà lo chạy theo những cái network của những người rất thành công, hi vọng họ cho mình một chân vào đó.
Bạn nên nhớ rằng những người đó họ rất bận rộn, và họ giành thời gian cho rất nhiều thứ xung quanh họ. Bạn với tư cách là một newbie, là một mảnh ghép rất xa và rất nhỏ, không nằm trong cái vòng bạn bè thân thiết (inner circle) của họ, càng không tạo ra benefit lớn cho họ. Họ có thể thỉnh thoảng chọn giúp một bạn nào đó nhiệt tình vì có "duyên" với người đó, thấy thích, thế thôi.
Nhưng với những người đó thì họ không có nhiều thời gian dành cho những mối quan hệ mới, những ai rất xa bắn đại bác mới tới, và đặc biệt là newbie. Vì vậy, bất kể bạn cố network với họ bao nhiêu, họ cũng không mấy quan tâm đâu. Nếu họ có việc gì hệ trọng, họ vẫn tin tưởng vào những quan hệ đã tạo được thành tích hay làm việc tốt với họ trong network của họ trước đây.
Thay vì chạy vòng vòng mua vé networking để làm giàu như thế, nếu bạn chăm chỉ nâng cao bản thân, promote trong sự nghiệp, giúp được tốt việc cho sếp và đồng nghiệp, network rồi sẽ tự đến.
Mình sau này chăm chỉ giúp sếp làm việc, hỗ trợ đồng nghiệp, chơi với bạn bè, tập trung nâng cao kỹ năng, rồi network chủ yếu là đến từ người ta tự giới thiệu cho mình.
Ví dụ viết bài báo hay gửi cho một bạn phóng viên, rồi bài viết đó phóng viên khác đọc được thấy hay thì nhờ bạn kia giúp kết nối contact mình.
Hoặc trước đây làm review free một cái spreadsheet cho bạn mình, chỉnh sửa có khi mất cả mấy tiếng đến 1 ngày. Sau này có người khác nhờ làm mấy cái nhỏ nhỏ nó giới thiệu cho. Từ đó mình được tiếp cận công việc của một vài tập đoàn lớn rồi nâng cao hiểu biết, đem ứng dụng vào đầu tư, viết báo, dần dần cứ vậy mà lên.
Rồi sếp cũ mình hồi xưa mình chăm chỉ làm việc, giúp sếp chứ không tạo problem cho sếp, đến khi đi xin học bổng du học Úc, mình thuộc diện ngoài Nhà nước, cũng không làm tổ chức phi chính phủ, tưởng khó nhưng sếp (lúc đó mình đã làm chỗ khác) arrange được cho 1 cái letter top notch recommendation, thế là chắc được đánh giá là có leadership potential.
Có những thứ đến với bạn từ những mối quan hệ bạn dễ build, chứ không phải vì bạn giành thời gian cố mà giành giật lấy.
Và có những thứ là phải do bạn trau dồi khả năng cá nhân để chứng minh giá trị của mình, thì network nó lướt qua bạn mới cắp bạn lên tàu theo. Chứ nếu bạn tàu nào cũng xin vé, nhưng tới khi nhìn lại thì không đủ khả năng lên tàu nào hết, thì nó trả vé lại mời xuống.
Networking là tốt, nhưng mình phải có giá trị tự thân rồi thì đi networking mới khuếch đại giá trị mình được. Số 0 mà đem x nhiều lần thì vẫn là số 0.
Link tới tất cả các phần:
Những mơ mộng và sai lầm của tuổi 20 (P1)
Những mơ mộng và sai lầm của tuổi 20 (P2)