Kỳ vọng vừa phải
Trong tuần vừa qua, mình gặp khá nhiều bạn trẻ và các anh chị, muốn hỏi mình về thị trường việc làm, cơ hội và chuyện học tập ở Anh. Những trăn trở của mọi người thông thường là:
Có nên bỏ công việc đang tốt ở Việt Nam đi học một trường tốt/rất nổi tiếng ở Anh không?
Có nên cho con đi học từ trung học hay đợi lên đại học?
Chọn Anh/Mỹ/Úc hay Canada (nói chung là lựa chọn nước nói tiếng Anh)?
Chọn ngành tốt hay chọn trường tốt?
Chọn nước/trường cho học bổng nhiều hay là trường nổi tiếng.
v.v.
Thông thường mình chỉ lắng nghe và để mọi người chia sẻ vì thật ra trong thâm tâm đa số những bạn, anh chị tìm đến mình, họ đã “làm bài tập” đầy đủ, và có đủ thông tin rồi. Họ chỉ muốn có một “second opinion” hoặc chia sẻ thêm thông tin mà thôi, chủ yếu để củng cố cho quyết định của mọi người. Trừ một vài tình huống là thông tin chưa update, còn lại thì là như vậy.
Điểm chính mà mình đóng góp cho mọi người trong những câu chuyện đó có thể là việc nhấn mạnh rằng mọi người đừng quá kỳ vọng vào quyết định của mình. Dù là lựa chọn nào, các bạn cũng có thể ra một quyết định sai khi 10 năm sau nhìn lại. Ví dụ mình chọn UK vào thời điểm mà mình nhìn vào thì lương academic nói chung rất cao, lương industry cũng rất cao (do bảng Anh khi đó tới 2.x USD), nhu cầu tuyển người nước ngoài lớn hơn ở Mỹ (sau 2007 thì UK bị hit ít hơn, deal IB ổn định). Làm sao mình biết được năm 2016 người UK chơi cú tự hủy, tỷ giá rớt 40%, rời khỏi UK? :)
Dù là như vậy, nhưng những lựa chọn của bản thân có khi vẫn đúng. Mình nghĩ là đi Mỹ thì ở thị trường Mỹ mình không dễ có cơ hội tiếp cận với những người hàng đầu của một lĩnh vực hẹp như cơ hội mình có ở UK, ngoài ra với cường độ và áp lực tenure ở Mỹ, mình sẽ không thể tiếp tục công việc liên quan đến thị trường mà phải tập trung vào job academic. Vì vậy, quan trọng không phải là bạn chọn sai hay đúng, vì mỗi lực chọn đều có được và mất, mà quan trọng là bạn làm hết mình để tối đa cái được của lựa chọn của mình.
(một ví dụ chơi game có lợi nữa - chơi game nên biết được hình minh họa hay nè thấy chưa)
Một vài góc nhìn bổ sung trên tình huống bản thân:
Nên đi học khi cơ hội ở nhà rất tốt? Mình từng trong tình huống tương tự và mình chọn đi. Có thể mình ở lại thì mình bây giờ đã rất giàu, hoặc đã gia nhập team Juventus. Đều có case tương ứng trong những người bạn năm xưa ở lại. Quan trọng là không cần tiếc nuối, để đặt câu hỏi “What if”, mà chỉ nên tận hưởng quá trình của lựa chọn của mình. Trải nghiệm lựa chọn của mình cũng là một điều hay rồi, chứ không nên chỉ nhìn thành quả (nhưng thành quả rất quan trọng nha - đừng làm cái gì mà không có mục tiêu rõ ràng).
Nên chọn nước nào? Không quá quan trọng vào lúc này khi mà bạn đã chọn vì hiểu biết của bạn lúc này là giới hạn, mà quan trọng là phải hiểu và định vị bản thân ở đâu sau khi tốt nghiệp trong khi sang đó và bắt đầu hiểu hơn về vị trí của mình, cơ hội. Tìm hiểu thị trường việc làm trong và ngoài nước, xác định cơ hội mình ở đâu.
Nên chọn ngành tốt hay trường tốt? Trong view của mình, ngành học quan trọng vì nếu giờ mà chọn ngành sẽ bị AI thay thế hay xã hội ít nhu cầu, trường nào cũng cut budget ngành đó thì tương lai sẽ khó khăn.
Nhưng mà đa số các bạn đều sẽ chọn ngành học ổn rồi, thì không nhất thiết chọn cái trường dạy ngành đó tốt nhất lúc này (những thứ này thay đổi nhanh lắm vì các star team các trường thay đổi như chuyển nhượng bóng đá, kéo theo các quan hệ industry, siêu sao nghiên cứu và giảng dạy).
Ví dụ chọn học finance rồi thì hãy chọn uni nào có tiếng ở thị trường bạn đến và ở VN (dù cái uni đó dạy ngành đó chỉ tàm tạm thôi - chuyện này là bình thường trong top trường ở UK và US). Thời các bạn bây giờ dễ tiếp cận các thông tin này từ các network alumni và industry hơn thời mình. Nói chung, reputation và brand name matters trong chuyện sinh viên chọn chỗ nào để đi học, và anh em recruiter cũng thích chọn smart people, kệ nó học gì, biết gì, miễn nó smart, hợp gu, dễ làm chung team thì tuyển nó, về train lại.
Tóm lại là bạn làm đủ bài tập, tính kỹ rồi, thì rồi hãy quên hết mọi thứ đi và cố gắng hết sức với lựa chọn của mình.
Cái này cũng tương tự cho bạn nào đang chọn công việc hay là chọn khoản đầu tư. Mấy cái này dễ hơn, vì không phù hợp là đổi thôi.
Về chuyện kỳ vọng thấp này phía đầu tư cũng là một điểm rất quan trọng, đặc biệt là với những bạn mới bắt đầu. Mình biết rất nhiều bạn thua lỗ vì thực hiện các chiến lược trading/investing rất rủi ro. Lý do là vì các bạn không cảm thấy hài lòng với những cú đánh đảm bảo return 15-20%, mà muốn hơn nữa không hà. Tất nhiên là phải take more expected risk thì mới có high expected return. Bạn là tay chơi mới, bạn không dễ có cái phần alpha - nghĩa là get higher return with lower risk đâu. Kinh nghiệm của mình với 20 năm lăn lộn các thị trường thì alpha phần lớn đến từ private information hoặc vì vị thế của bạn đủ cho bạn đầu tư một team toàn người smart để bắt những cái pattern có alpha trong thời gian ngắn của thị trường.
Bạn mới bắt đầu, có vốn nhỏ, có kỳ vọng thấp, sẽ dễ thành công. Từ đó tự tin hơn, từ từ xây thành công. Một số ít người mình biết rất thông minh, thành công ngay từ đầu vì quánh high risk ngay, và còn biết rút tay ngay khi thấy may mắn đổi chiều, đảo về kỳ vọng thấp. Nhưng số này ít, và quan trọng là ngay với họ thì khi may mắn xoay chiều, họ là biết thay đổi kỳ vọng về mức thấp, điều chỉnh lối đánh ngay.
Kỳ vọng vừa phải, chọn cái phù hợp với bản thân như trong bài tuần trước mình có nói, thì kết quả bạn được chắc sẽ không tệ đâu. Ít nhất với mình là mình thấy nó đúng.
Với chuyện đầu tư cho con đi học, mình cũng có chia sẻ nhiều anh chị đang tính cho con đi học, mà rồi sợ con mình về cũng làm lương vài triệu, là nên điều chỉnh kỳ vọng lại. Người mới tinh về thì khác gì mấy bạn học trong nước ra mà trả premium nhiều hơn nhiều nếu thời gian ở nước ngoài không làm được nhiều cái xuất sắc? Mà làm được nhiều cái xuất sắc bên kia thì chắc gì đã về để start entry position? Vấn đề là hãy đừng kỳ vọng quá mà điều chỉnh kỳ vọng hợp lý, để xem việc đầu tư cho con đi học có phù hợp với kỳ vọng không.
Nói chung không phải chỉ với mấy cái chuyện trên mình nói, mà mình nghĩ rằng bớt kỳ vọng thì sẽ vui vẻ hơn. Sẽ bớt những cái case tội nghiệp như vầy.
Huyền đau khổ, khó xử, thấy mình bất tài, vô dụng khi bố mẹ thường xuyên kể từ con nhà bà Phượng hàng xóm gửi về 15 triệu đồng làm sân, con nhà ông Tường gửi 20 triệu đồng cho bố mẹ sơn nhà, nhà kia con gửi tiền cho bố mẹ trả nợ, rồi gửi tiết kiệm lấy lãi…
Huyền nói rõ mình mới đi làm, lương chỉ 5 triệu đồng mong bố mẹ hiểu tình cảnh của con. Nhưng không, từ đó cô phải đối mặt thêm với nhiều lời chê bai, chì chiết, so sánh hơn.
Trích bài: Nữ cử nhân lương 5 triệu đồng, bố mẹ chì chiết "Sao đứa khác toàn ngàn đô?"
Một số chart thú vị trong tuần
Lạm phát Mỹ cao hay thấp, tăng hay giảm? Nhiều bạn ở Mỹ thì nói là lạm phát tăng cao hơn số liệu. Thật ra là ở chỗ weight của mỗi món hàng trong rổ tính lạm phát bao nhiêu thôi. Rất nhiều món hàng trong rổ này tăng trên 15%, trong đó có đồ uống, hàng gia dụng, .v.v nhưng tổng thể lạm phát theo thước đo CPI là 3,5% là do trọng số từng món hàng trong rổ tính CPI thôi. Cho nên có mấy người đi lợi dụng nói là chính phủ tính số bậy cho CPI ở cả Việt Nam và Mỹ là nói sai rồi. Không có cái cách weight nào là đảm bảo không bias cả.
Sau đợt công bố số lạm phát bật lên 3,5% vừa rồi, các bank/tổ chức phân tích nước ngoài kỳ vọng Fed sẽ cắt lãi suất bao nhiêu trong năm 2024 (hồi cuối 2023 có nhiều bank kỳ vọng 5 đợt cắt, giờ nhiều bank kỳ vọng có 1 đợt thôi, đa số first cut đã bị đẩy về tháng 6 và sau đó, thay vì kỳ vọng Q1 và nửa đầu Q2 đầu năm - các số dự báo 5 cut là số chưa update).
VIX đang tăng trở lại, timing cho thấy mấy tuần tới chắc không yên ả
Năm nay drawdown lớn nhất của SP500 vẫn khá thấp, vì vậy khả năng có một đợt drawdown lớn hơn vẫn khá cao.
Fundamentals của các công ty Mỹ vẫn có xu hướng còn tăng, nhưng mức tăng khá khiêm tốn so với valuation (mắc quá thì dù kinh doanh khá lên vẫn là mắc).
Tất nhiên trong tuần không thể không coi chart vàng quốc breakout
… và Vinfast tạo đáy mới dưới 4 USD
Tin và bài phân tích đáng chú ý trong tuần
Bài viết của mình trong tuần về thị trường vàng: Bỏ độc quyền vàng nhưng không để trục lợi chính sách
Bài thầy Thơ liên quan vụ điều chỉnh thị trường vàng: Có nên để cho Nghị định 24 'ngủ yên'?
Giải thích Bitcoin Halving khá đơn giản - Bitcoin Halving, Explained
Có 2 chart đáng tham khảo về Bitcoin Halving để biết là lên hay xuống cũng không biết được :)
Bạn nghĩ case 2012, 2020 hay là 2016? Có thể là không cái nào cả.
Các bài phân tích đáng chú ý khác
Chiến tranh Israel - Iran? - Tình hình đang thu hút nhiều chú ý
In his 1990 book, War and Strategy, the retired Israeli general turned scholar Yehoshafat Harkabi made a crucial distinction between the thinking of military leaders and that of statesmen. “In military thinking, the enemy is a collection of targets that need to be attacked; in diplomatic thinking, the enemy is a human and political entity that also needs to be won over and satisfied,” he wrote. “In military thinking, we are indifferent to the adversary’s agonies and therefore seek to increase them; in diplomatic thinking, we must be mindful of his pain as well.”
In this war, Israel has no statesmen and no diplomatic thinking.
This failure of leadership has left Israel without a concept of victory beyond military accomplishments.
Cuộc chiến Ukraine: Khi ông Macron quay đầu - Những ngày qua, truyền thông phương Tây và Nga xuất hiện nhiều thông tin về khả năng Pháp can thiệp quân sự vào Ukraine. Tại sao Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cần có quân NATO, hoặc chí ít là quân Pháp, ở Ukraine?
Europe’s War Jitters - Châu Âu phải chuẩn bị cho tình huống Mỹ bỏ rơi Ukraine
Đa số các startup xe điện sẽ biến mất: Lời tiên tri đáng sợ cho những công ty tham vọng thành 'Tesla thứ 2', bản thân 'ông tổ' Elon Musk cũng đang khốn đốn - Bài trích dịch lại của Economist
A Weak, Uneven Global Recovery - Một bài phân tích đáng chú ý để không chỉ nhìn vào Mỹ hay Ấn để nói rằng kinh tế toàn cầu đang tốt lên, một số thị trường xuất khẩu chính của VN đang chật vật
Săn tham nhũng trên con đường tơ lụa
Tờ Bưu Điện Hoa Nam vừa đưa tin Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI), cơ quan giám sát chống tham nhũng tối cao của nước này, đã kêu gọi tăng cường liêm chính trong hoạt động của Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) ở cuộc họp hôm thứ ba 19-3 với nhiều cơ quan liên quan nhằm đẩy mạnh cuộc truy lùng tham nhũng trong các dự án xuyên biên giới của Trung Quốc.
Một số tin đáng chú ý
Bridgewater’s Bob Prince says Fed rate-cutting hopes are ‘off track’
How Janet Yellen struggled to move the needle on US-China trade
Fitch cuts China credit outlook to negative on ‘uncertain economic prospects’
Big investors buy European bonds over US Treasuries as economies diverge
Lâm Đồng hết quỹ đất trồng rừng thay thế
Nếu các bạn đọc những bài trên mệt mỏi thì đọc các bài giải trí này:
Từ chức: Điều Elon Musk nên làm để cứu đế chế X!
Các bạn muốn nhận bản Đọc Chậm hàng tuần thì có thể đăng ký bên dưới nha, miễn phí :)