ĐIỀU GÌ DIỄN RA TRÊN THỊ TRƯỜNG?
Vào cuối tuần, nhiều bạn message riêng mình có hơi lo lắng hỏi là thị trường rơi mạnh có khủng hoảng, suy thoái, v.v. không? Mình tóm tắt lại view của một số phân tích thị trường trước rồi mình để góc nhìn của mình bên dưới
Góc nhìn về thị trường qua các báo cáo phân tích
Một số người nghĩ “giờ Mỹ sẽ đi vào suy thoái và Fed chậm chân”. Số liệu việc làm cuối tuần khiến nhiều người tin rằng thị trường việc làm suy yếu mạnh và Fed đáng lẽ nên cắt lãi suất lâu rồi. Ví dụ view này:
WSJ: Lousy Jobs Report Forces Fed to Reckon With Hard Landing
Bloomberg: Jobs Report Should Put a Jumbo Fed Rate Cut on the Table
FT: Federal Reserve under fire as slowing jobs market fans FEARS of recession
Global stock sell-off deepens after disappointing US jobs data
VIX tăng, cho thấy các nhà đầu tư tổ chức gia tăng hedge danh mục và tất yếu là sẽ dẫn đến anh em risk management của mấy chỗ bán options sẽ phòng ngừa vị thế bằng bán hàng SP500, trong đó tech chiếm tỷ trọng lớn bằng cách này hay cách khác (ví dụ cái ông bán options cho tổ chức hedge sẽ phải cân bằng bằng underlying trades).
Ở thị trường Mỹ vì vậy xuất hiện 2 lực biến động cùng lúc: 1) rotate ra khỏi Big Tech; 2) hedge tăng tạo áp lực lên thị trường cơ sở vào cuối tuần.
Yet money managers are now suddenly hedging everything from the risk of a mild stock downturn to a full-blown crisis. Fund managers, who’ve minted billions of dollars in easy profits riding the hottest trends in mega-cap equities, are taking a hit.
Now money managers can no longer bet on these market saviors as the most tumultuous week of the year across assets trashes their once-reliable trading playbooks.
With Friday’s poor labor data underscoring the risk of an economic downturn ahead, the bond market flashed an unambiguous warning that Jerome Powell’s restrictive monetary stance now risks a policy error. It comes just as the great AI boom of 2024 shudders after high-profile earnings disappointments and fresh fears that the investment splurge has yet to pay off for much of Corporate America.
Mighty Tech, whose biggest names staged a sizzling rally through June, plunged into a correction, erasing about $3 trillion of value in less than a month. A long-sleepy gauge of trader angst spiked to the highest in two years. Yields on 10-year Treasury yields tumbled by the most since 2008.
Wall Street’s Year of Calm Snaps as Most Reliable Trades Flop
Khi cái lazy game quánh tech không hedge của anh em thế nào cũng có ngày này. Xui cái là cái ngày AI trade hết hơi lại cộng hưởng với panic trade “Fed sai rồi!” “sắp suy thoái” nên áp lực bán cả tuần qua cao.
Và rồi nó cộng hưởng thêm cái bên dưới nữa.
Biến động địa chính trị phức tạp ở Trung Đông khiến cho nhiều nhà đầu tư quay vào phòng thủ. Mặc dù vàng giảm giá vào phiên cuối tuần, trend short term là đi lên. Tình hình Trung Đông đang rất phức tạp, và khả năng chiến tranh lớn là đáng kể.
Economist: Israeli strikes on Beirut and Tehran could intensify a regional war
FT: Hizbollah warns Israel of war ‘without limits’ and threatens Cyprus
Tuy nhiên cơ hội tránh một cuộc xung đột diện rộng vẫn có.
Carry trade bị ảnh hưởng khi yield trái phiếu 2 năm và ngắn hạn của Mỹ giảm nhanh và trong khi Nhật tăng lãi suất.
Một số bà con giờ tin rằng Fed sẽ làm 2 cú giảm lãi suất 0,5% mỗi lần. Đây là “massive move” và sẽ unsettle không ít vị thế trên thị trường → volatility sẽ lại tăng. → VIX tăng, và lại ảnh hưởng sentiment của thị trường cổ phiếu, có thể trigger “flight to quality”.
Bổ sung thêm, tờ Economist tổng hợp rằng 3 yếu tố đẩy thị trường xấu đi tuần qua là:
Một, bà con nhận ra AI đang đốt tiền chứ không đem lại doanh thu tăng như kỳ vọng
Hai, câu thần chú “bad news is good news” của bà con cuối cùng cũng được nhận ra là tào lao. :) Kinh tế yếu là nó yếu.
Đồng Yên Nhật lên giá lại và carry trade lật kèo. Đồng Yên lên giá khiến doanh thu của các công ty niêm yết Nhật (nhận doanh thu bằng ngoại tệ) khi quy ra Yên sẽ sụt giảm. Điều này tương tự tác động từng có lên Bảng Anh khi Bảng từ 1.1 lên lại 1.3.
Rồi ở trên là đánh giá của các báo và report mình đọc.
VIEW CỦA MÌNH
Thị trường đang phản ứng trên 3 nỗi sợ (FEAR):
Sợ suy thoái
Sợ chiến tranh ảnh hưởng xấu đến kinh tế
Sợ danh mục của mình đã không được hedge đầy đủ
Và thị trường bị quật nặng vì sự đồng pha của nhiều hành động gấp rút:
Một số nhà quản lý quỹ không có hedge hàng đàng hoàng, giờ gấp rút chạy đi hedge
Một số anh em mở vị thế mà không duy trì cash đủ nên phải bán hàng raise cash (margin call thường thấy). Việc vàng giảm lại trong ngày rớt hàng mạnh chứng tỏ một số anh em đã phải bán vàng raise cash. Chuyện này mấy đợt rớt gần đây là thường.
Nói về chuyện nỗi sợ, cái thứ hai mình cũng sợ và không biết nó sẽ như thế nào. Cái thứ ba thì nó chỉ là short-term impact và thật ra tạo cơ hội cho anh em chuẩn bị kỹ. Ví dụ bác Buffett sẽ thích rớt nhiều coi có gì vui. Bác có gần 300 tỷ cash trong tay.
Nhưng cái nỗi sợ thứ nhất - là suy thoái - thì ít ra là data cho thấy nó CHƯA DIỄN RA.
Kinh tế Mỹ đã phát ra tín hiệu yếu đi là thật, nhưng market có thể đã 1) under-react trong mấy tuần trước; 2) đang over-react.
Đầu tiên, cái chart này cho bạn thấy thị trường lao động yếu đi, nhưng có phải suy thoái hay khủng hoảng? Rõ ràng không.
GDPnowcast của Fed Atlanta update các thông tin và tín hiệu high frequency mới nhất của nền kinh tế đã điều chỉnh giảm xuống, nhưng vẫn cao hơn 2%. → Chưa có dấu hiệu suy thoái.
Nói như vầy theo mình là đúng: data leading lẫn lagging vẫn CHƯA cho thấy rủi ro suy thoái. Và Fed sẽ phải act để suy thoái không diễn ra.
“You don’t see any reason to think that this economy is either overheating or sharply weakening, that’s just not in the data right now,” he said.
In the past quarter, the US economy grew nearly 3 per cent. Moreover, consumers are still spending and employers are still hiring, even if both are happening at a slower pace.
Michael Gapen, head of US economics at Bank of America, who previously worked at the Fed, acknowledged the economy is cooling but said it was not yet cracking.
Điểm thị trường quan tâm thời gian tới chuyển từ cắt lãi suất hay không vào tháng 9 sang “cắt bao nhiêu”. 0,25 hay 0,5%.
View ngay lúc này của mình là trong tháng 9 Fed sẽ chọn 0,25%. Từ đây đến đó có quá ít data để có thể cho Fed tự tin quất một phát 0,5%. Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi.
Vậy thị trường Mỹ giảm có hợp lý không?
Theo mình là hợp lý và tốt. Từ bữa giữa tháng rồi mình đã nói là thị trường Mỹ dư địa lên không nhiều và do đó cần phải có điều chỉnh lạ. Trong Đọc Chậm 14/7 mình tin rằng điều chỉnh 5-10% là cần thiết mà từ lúc đó nó còn lên tiếp hơn 2% nữa, nên điều chỉnh hơn 10% là có thể.
Bạn đọc lại toàn bài ở đây
Vì vậy, nhìn chung, điều chỉnh trong tuần tạo điều kiện cho nhiều anh em long-short có cơ hội áp dụng chiến thuật, đồng thời lazy money cứ đập tiền vào tech đang lỗ. Smart và hard working money đang có cơ hội chơi hấp dẫn với vàng, đô, oil, kim loại, và currencies trade (tận dụng đảo ngược carry trades).
Trong khi đó, những người ngồi kiên nhẫn quan sát Big Tech sẽ rất vui lòng chờ để nhảy vào vợt Big Tech, những con cổ phiếu có fundamental chắc tay nhất thị trường. Và nếu chiến tranh hay suy thoái, thì chính mấy con Big Tech là những công ty kiếm được tiền earnings đủ vững.
Dù vậy, thì rõ ràng kỳ vọng về tăng trưởng của Big Tech quá cao. Big Tech vẫn nên điều chỉnh lại.
Mình đồng ý với view này của anh em FT
To the degree that these declines represent an orderly reduction in expectations and a rotation away from Big Tech, it is good news for the market overall. Too much had been riding on too few stocks. But expectations remain dangerously high.
Đây là kiểu kỳ vọng sai lầm của nhiều anh em :)
Khi bạn cần phòng thủ mà sợ suy thoái, nhưng những con cổ phiếu chắc tay bạn ăn dễ như Big Tech hết cửa lên trong ngắn hạn, và có khi còn phải bán, thì bạn hoảng loạn là dễ hiểu.
Ngoài ra anh em chưa vội mua bond để lock in long-term yield sẽ hoảng hốt chạy theo hốt hàng đẩy yield xuống, vì cắt lãi suất rồi là hết cửa lock in (ví dụ mấy cha có đầu liabilities 10-20 năm nhưng mấy nay còn nhởn nhơ đợi thêm chưa lock in bond yield cao).
Hàm ý cho thị trường quốc tế
Một cách nào đó, sự sụt giảm của đa số các chỉ số so với 1 tháng trước không phải quá tệ, trừ anh Nhật, mặc dù chứng khoán toàn cầu đa số là đi xuống trong 1 tháng qua.
Hiện tại đa số sẽ là re-balancing trade và hedge của đầu tư tổ chức cộng hưởng với panic trade của phía nhỏ lẻ. Phía panic trade sẽ khiến 2 cái nhóm đầu gặp khó trong khoảng đâu đó 1 tiếng trên thị trường Mỹ bữa thứ Sáu nhưng sau đó có vẻ không quá tệ. Tuy nhiên, không biết điều gì sẽ diễn ra trong mấy tuần tới và phía tâm lý của retail nhiều thị trường đang xấu đi qua các Twitter track. Tuy nhiên, chưa phải là quá xấu.
Về phía cơ bản của nền kinh tế, như mình nói ở trên với phía Mỹ chưa cần phải quá lo. Như WSJ đăng ngay cả khi mấy cha Fed lại sai thì cũng không cần lo quá. The Fed Is Behind the Curve. There’s Still No Need to Panic.
Vấn đề là tâm lý từ bull quá sang bear quá thì không có gì có thể nói trước. Thị trường quá bear thì sẽ là cơ hội cho các anh em thận trọng còn đạn. Có rất nhiều người thông minh chơi chung với mình đã ra kèo dụ tùm lum, từ bắt đáy một vài tech cho đến gold, oil, .v.v Nói chung, nhìn tổng quan, thị trường có sự chuẩn bị tốt cho pha điều chỉnh lần này của Mỹ.
Hàm ý cho Việt Nam
Về cơ bản, nếu kinh tế Mỹ yếu đi nhanh, thậm chí là nếu suy thoái thật, thì anh em Việt Nam khoan hãy mừng. Xuất khẩu vừa mới khả quan giờ mấy cha khách lớn cut budget, phòng thủ, thì sống bằng gì? Ngoài ra, thị trường vốn quốc tế có thể sẽ khó kiếm vốn hơn khi mà bà con cảm thấy kinh tế suy thoái, không bung tiền thoải mái nữa. FDI cũng hạn chế mở rộng vì không biết toàn cầu sẽ ra sao.
Đó là về kinh tế. Còn về dòng tiền vào thị trường thì với nước ngoài, Việt Nam hấp dẫn ra sao so với xung quanh trong bối cảnh 2 nước liên quan nhiều là Đài và Nhật lead top bị bán trong tháng?
Với nền kinh tế có độ mở cao, bất ổn chính trị trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng không tích cực tới Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng thương mại sụt giảm.
Điều gì mà các phân tích còn ít chú ý?
Tài khóa và chính sách cải cách kinh tế. Nếu kinh tế đi vào rủi ro suy thoái, các chính phủ không có ngồi yên la mà sẽ có công cụ tài khóa để kích thích kinh tế. Mặc dù các nền kinh tế đang trong trạng thái như chúa chổm, lãi suất đi xuống cho phép tái cơ cấu các khoản nợ và tăng chi tiêu công để giữ kinh tế không khó khăn quá. Sự phối hợp bài bản của NHTW và Bộ Tài chính các nước có thể cho phép tiền tệ được nới lỏng đủ và chi phí lãi suất vay nợ mới và đảo nợ giảm đi.
Đó là góc nhìn lạc quan của mình. Tuy nhiên, WSJ cũng có một bài thú vị ngược lại là thật ra chính sách của các ứng viên tổng thống Mỹ thật ra là “anti-growth” và do đó sẽ kéo Mỹ vào suy thoái, nhưng sẽ đổ thừa “tại Fed cắt lãi suất trễ”.
Theo quan điểm của bài này là cả ông Trump hay bà Harris đều có xu hướng tạo ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế Mỹ. Nôm na là vầy: chị Harris có xu hướng tăng thuế và đưa ra các qui định hạn chế kinh doanh trời ơi. Bác Trump thì có xu hướng giảm thuế và bỏ các qui định đó, nhưng … lại quánh thương chiến và hạn chế nhập cư - động lực cung cấp nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế của Mỹ nhiều năm trước.
Blame instead the politicians. The U.S. economy never settled into a virtuous growth cycle after the pandemic because Washington kept creating headwinds. That includes a host of new regulations on productive parts of the economy and huge, misallocated subsidies for green energy and other political favorites.
Heading into November’s election, Democrats led by Kamala Harris promise more of the same regulation and subsidies, plus huge tax increases. Donald Trump wants to cut taxes and regulation. But he also vows a 10% across-the-board tariff reminiscent of the Smoot-Hawley tariffs that contributed to the Great Depression, plus a mass deportation of migrant workers who have been a source of growth.
Tuy nhiên, đó là những gì sẽ diễn ra trong long-term. Trong short-term, số liệu nhiều khả năng sẽ cho thấy Mỹ không đi vào suy thoái và do đó cái recession fear trade theo mình sẽ reverse. Vì vậy, nhìn chung mình vẫn lạc quan và tin rằng correction này không lớn quá với thị trường Mỹ.
Cái đáng lo hơn theo mình là cái game liên quan đến Trung Đông. Nó có rất nhiều ẩn số và hệ lụy. Hi vọng các bác lãnh đạo tỉnh táo.
MỘT VÀI BÀI ĐỌC NHẸ NHÀNG TRONG TUẦN
Nếu đến đây bạn vẫn chưa chán thì đây là một vài bài đọc mình giới thiệu tuần này.
Lãi suất USD 0% có còn hợp lý? - Bài tuần này của mình trên Sài Gòn Đầu Tư Tài chính, điểm lại một số vấn đề lịch sử của lãi suất USD 0% và đặt câu hỏi về vai trò của nó hiện nay.
Harris "Energizer" và sự lúng túng của phe Trump
Trung Quốc: Vì sao các ngân hàng đồng loạt "biến mất"?
Giới trẻ sống xanh: giữa nói và làm
Thế hệ Z (sinh năm 1997-2012) tiếp cận nhiều thông tin về sống xanh, tuy vậy thực hành vẫn là chuyện "làm được bao nhiêu thì làm". Điều gì cản trở họ?
Một số khảo sát ở Mỹ, Anh và Việt Nam cho thấy so với các thế hệ trước, nhiều người trẻ khá vô tư, thừa hoài nghi nhưng thiếu hành động về giảm thiểu, tái sử dụng, phân loại và tái chế rác.
…
Tuy nhiên, không phải không có lý do mà Gen Z vẫn được tiếng là thế hệ tôn trọng và yêu chuộng các giá trị bền vững. Theo khảo sát, đại đa số người mua sắm thuộc thế hệ Z thích mua các thương hiệu bền vững và sẵn sàng chi thêm 10% cho các sản phẩm bền vững. Thế hệ Z cùng với Millennial có nhiều khả năng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên các giá trị và nguyên tắc (cá nhân, xã hội và môi trường) nhất.
Mới đây, trang Wgsn chuyên dự báo về xu hướng của người tiêu dùng cho biết có tới 40% Gen Z chuộng mua quần áo cũ và bán lại đồ cũ của mình khi không còn nhu cầu sử dụng. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, Gen Z sẵn sàng mua các sản phẩm thân thiện với môi trường thay vì chạy theo thương hiệu.
Lý do chính khiến họ không hoặc chưa có lối sống thân thiện với môi trường hơn là do lối sống này quá tốn kém hoặc không đủ thông tin.
Bài này không hay lắm, nhưng mà cái câu bên dưới hay - What and how to read
The golden rule is to read as few contemporary books as possible
Một vài bài tiếng Anh nếu bạn quan tâm về chip và AI, các nhà báo và analyst mổ xẻ nhân mùa earnings các công ty này.
Big Tech groups say their $100bn AI spending spree is just beginning
Elliott says Nvidia is in a ‘bubble’ and AI is ‘overhyped’
What is going wrong for Intel?
Ảnh nóng trong tuần: Khi bạn huy chương bạc mà làm lu mờ mấy người huy chương vàng. Style này làm anime bao ngầu.
Bạn nào chưa đăng ký Đọc Chậm mà muốn đăng ký có thể bấm ở đây nha. Không tốn tiền :)